Công chứng là gì? Một số vấn đề pháp lý về công chứng cần biết
Tôi muốn biết công chứng và chứng thực có giống nhau không? Trước khi đi công chứng, thì cá nhân cần phải quan tâm những vấn đề gì? – Quang Vũ (Hà Tĩnh)
- 1. Công chứng là gì?
- 2. Một số vấn đề pháp lý về công chứng cần biết
- (1) Công chứng khác với chứng thực
- (2) Hợp đồng, giao dịch nào cần công chứng?
- (3) Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?
- (4) Cần mang theo giấy tờ gì khi đi công chứng?
- (5) Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng
- (6) Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác
Công chứng là một thủ tục pháp lý quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, nhằm đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự. Do đó cần chú ý những vấn đề pháp lý cơ bản để khi hiện thủ tục công chứng một cách thuận lợi và hiệu quả.
Công chứng là gì? Một số vấn đề pháp lý về công chứng cần biết (Hình từ Internet)
1. Công chứng là gì?
Theo Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Một số vấn đề pháp lý về công chứng cần biết
(1) Công chứng khác với chứng thực
Công chứng - chứng thực là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm tưởng công chứng và chứng thực là một. Dưới đây là những tiêu chí cơ bản giúp mọi người phân biệt hai khái niệm trên:
Tiêu chí | Công chứng | Chứng thực |
Khái niệm | Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng: - Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. - Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. | Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính, bản gốc ...để chứng thực giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. - Có 4 hoạt động chứng thực sau: + Cấp bản sao từ sổ gốc + Chứng thực bản sao từ bản chính + Chứng thực chữ ký + Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Bản chất | - Bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch. Chú trọng về cả hình thức và nội dung và công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó. - Mang tính pháp lý cao hơn | Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, không đề cập đến nội dung. |
Đặc điểm | - Công chứng là hành vi của Công chứng viên. - Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác). - Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp). - Được nhà nước thực hiện quản lý. - Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật. - Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch. | - Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người. - Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. - Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý. - Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung. |
Thẩm quyền | - Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng. - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. | - Phòng Tư pháp cấp huyện. - Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. - Công chứng viên. |
Giá trị pháp lý | - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. CSPL: Điều 5 Luật Công chứng | - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. CSPL: Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | Luật Công chứng |
(2) Hợp đồng, giao dịch nào cần công chứng?
Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng, giao dịch sau đây phải được công chứng:
- Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng tặng cho, thế chấp, cho vay, ủy quyền, ủy thác, thanh toán, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng động sản;
- Hợp đồng ủy quyền, ủy thác;
- Hợp đồng kinh tế;
- Hợp đồng lao động;
- Hợp đồng vay tài sản;
- Di chúc;
- Bản dịch các giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, các hợp đồng, giao dịch khác có giá trị pháp lý mà các bên tham gia có nhu cầu công chứng thì có thể thực hiện việc công chứng.
(3) Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:
+ Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
+ Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
+ Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.
(4) Cần mang theo giấy tờ gì khi đi công chứng?
Tùy theo loại hợp đồng, giao dịch cần công chứng mà các bên tham gia cần mang theo các giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, có một số giấy tờ chung cần mang theo như sau:
- Mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân/sổ hộ chiếu
- Bản gốc giấy tờ cần công chứng
- Bản photo giấy tờ. (Hiện nay, Văn phòng Công chứng hoặc Phòng Công chứng thường sẽ có người giúp bạn photo tại nơi công chứng, tuy vậy chúng ta có thể chuẩn bị trước để nơi công chứng thực hiện nhanh hơn, trong trường hợp chuẩn bị trước ta nên photo thành hai bản vì nơi công chứng sẽ giữ lại một bản để lưu trữ làm cơ sở đối chiếu khi tranh chấp xảy ra)
- Đối với công chứng văn bản tiếng nước ngoài, bạn cần phải có xác nhận chứng thực của công ty, văn phòng dịch thuật, hoặc mang văn bằng gốc chuyên ngành dịch thuật của bạn đến để chứng thực (nếu bạn là người dịch)
- Mang theo phí công chứng
(5) Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng
Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ công chứng
- Tùy theo thời gian làm việc của nơi công chứng thường trong giờ hành chính, một số Văn phòng Công chứng có thể làm việc cả thứ 7 và làm việc ngoài giờ (phí công chứng cao hơn)
- Thường sẽ nộp tại văn phòng công chứng, hoặc cũng có những Văn phòng Công chứng có công chứng tại nhà (phí công chứng cao hơn)
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ công chứng
Công chứng viên trực tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ của người có yêu cầu công chứng theo thứ tự;
- Trường hợp hồ sơ công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý ghi vào sổ công chứng
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ cần công chứng.
Thẩm định nội dung hồ sơ cần công chứng là việc công chứng viên tiến hành kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của nội dung hợp đồng, giao dịch cần công chứng. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình công chứng, nhằm đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Bước 4: Công chứng viên tiến hành công chứng hồ sơ theo yêu cầu và trả kết quả
Bước 5: Nộp phí, các chi phí khác và nhận lại bản chính.
(6) Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác
Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Tùy theo giá trị của hợp đồng, giao dịch mà sẽ có một mức giá riêng cho từng loại và phụ thuộc vào giá trị của hợp đồng, giao dịch. Thường tại nơi công chứng sẽ có một bảng giá để chúng ta có thể tham khảo mức giá.
Ngoài phí công chứng còn có thêm Thù lao công chứng và một số chi phí khác.
Thù lao công chứng là người công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng thì phải trả một khoản thù lao.
Chi phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.
Tags:
Công chứng vấn đề pháp lý về công chứng Tổ chức hành nghề công chứng Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng hồ sơ công chứng Phí công chứng-
Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Cập nhật 5 tháng trước -
Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng khóa 27 lần 2 năm 2024
Cập nhật 6 tháng trước -
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề công chứng và hướng dẫn cách ghi mới nhất năm 2024?
Cập nhật 7 tháng trước -
Học viện tư pháp công bố học phí lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao áp dụng từ năm 2024?
Cập nhật 8 tháng trước -
Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?
Cập nhật 8 tháng trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 5 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước