Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì?

(có 2 đánh giá)

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì? Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại TP. HCM hiện nay? 

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì?

Theo Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng

1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.

Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).

4. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Như vậy, hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024: Tải về

Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại TP. HCM hiện nay? 

Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại TP. HCM bao gồm:

(1) Vị trí dự kiến đặt trụ sở Văn phòng công chứng: Tối đa là 17 điểm. (Điều 3 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(2) Về trụ sở của Văn phòng công chứng: Tối đa là 14 điểm. (Điều 4 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(3) Cơ sở vật chất: Tối đa 02 điểm. (Điều 5 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(4) Công chứng viên: Tối đa 36 điểm. (Điều 6 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(5) Thư ký nghiệp vụ: Tối đa 10 điểm. (Điều 7 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(6) Nhân sự phụ trách kế toán: Tối đa 02 điểm. (Điều 8 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(7) Nhân sự phụ trách công nghệ thông tin: Tối đa 02 điểm. (Điều 9 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(8) Nhân sự phụ trách lưu trữ: Tối đa 02 điểm. (Điều 10 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(9) Cộng tác viên dịch thuật:

Văn phòng công chứng có cộng tác viên dịch thuật được tối đa 01 điểm, trong đó mỗi ngôn ngữ 0,5 điểm. (Điều 11 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố hồ chí minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(10) Xây dựng quy trình nghiệp vụ công chứng và quy trình lưu trữ chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật: Tối đa 03 điểm. (Điều 12 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(11) Tổ chức quản trị Văn phòng công chứng: Tối đa 03 điểm. (Điều 13 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

(12) Tính khả thi của Đề án (Điều 14 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND)

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì?

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại TP. HCM được đề nghị xét chọn phải đáp ứng các điều kiện gì?

Theo Điều 18 Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố hồ chí minh ban kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND

Xét chọn hồ sơ và quyết định cho phép thành lập

1. Hồ sơ được đề nghị xét chọn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt từ 75 (Bảy mươi lăm) điểm trở lên, riêng hồ sơ được đề nghị xét chọn tại địa bàn huyện Cần Giờ phải đạt từ 65 (Sáu mươi lăm) điểm trở lên.

b) Số điểm đạt được tại các tiêu chí về vị trí dự kiến đặt trụ sở (Điều 3), trụ sở Văn phòng công chứng (Điều 4), công chứng viên (Điều 6), thư ký nghiệp vụ (Điều 7) không được thấp hơn 50% (Năm mươi phần trăm) so với điểm tối đa của tiêu chí và không vi phạm các quy định của pháp luật về công chứng.

2. Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo quy định.

Như vậy, hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại TP. HCM được đề nghị xét chọn phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đạt từ 75 (Bảy mươi lăm) điểm trở lên, riêng hồ sơ được đề nghị xét chọn tại địa bàn huyện Cần Giờ phải đạt từ 65 (Sáu mươi lăm) điểm trở lên.

- Số điểm đạt được tại các tiêu chí về vị trí dự kiến đặt trụ sở (Điều 3), trụ sở Văn phòng công chứng (Điều 4), công chứng viên (Điều 6), thư ký nghiệp vụ (Điều 7) không được thấp hơn 50% (Năm mươi phần trăm) so với điểm tối đa của tiêu chí và không vi phạm các quy định của pháp luật về công chứng.

(có 2 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.041 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm công chứng viên
Click vào đây để xem danh sách Việc làm công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm công chứng viên
Việc làm mới nhất