Nhân viên hành chính pháp lý là gì?
Nhân viên hành chính pháp lý là một vị trí công việc mang tính đặc thù mà không phải doanh nghiệp nào trên trị trường cũng có nhu cầu tuyển dụng.

Nhân viên hành chính pháp lý là gì?
Thông thường trong các doanh nghiệp lớn khi mà có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, cơ cấu công ty sẽ có bộ phận pháp lý chuyên trách. Tùy vào quy mô công ty mà có thể là có 2 3 hoặc 4, 5 người phụ trách pháp lý. Tuy nhiên vì đặc thù doanh nghiệp nhỏ, khi mà các vấn đề pháp lý chưa nhiều để đòi hỏi cần một cá nhân chuyên trách thực hiện. Khi đó các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng nhân viên pháp lý nhưng kiêm nhiệm luôn các công việc về hành chính văn phòng.
Chân dung của Nhân viên hành chính pháp lý
Những công việc mà nhân viên hành chính pháp lý có thể làm là gì?
Vì đặc thù của vị trí công việc này đòi sự kiêm nhiệm của nhiều công việc chứ không chỉ chuyên trách giải quyết các công việc pháp lý. Cho nên các công việc mà nhân viên hành chính pháp lý có thể làm là:
- Tư vấn, tham mưu cho Ban lãnh đạo và các phòng ban về các vấn đề pháp lý liên quan nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động và chính sách của Công ty tuân thủ đúng luật và các quy định liên quan;
- Soạn thảo, kiểm soát tính pháp lý, đánh giá mức độ rủi ro và cảnh báo rủi ro đối với các văn bản, hợp đồng do công ty ban hành, ký kết;
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan, góp ý soạn thảo đối với dự thảo các văn bản trước khi trình Chủ tịch HĐQT, Ban TGĐ phê duyệt;
- Nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực thực phẩm;
- Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến các hồ sơ pháp lý của Công ty và các Công ty con như: thủ tục thành lập mới; điều chỉnh đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu,...;
- Quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý của Công ty theo quy định;
- Đại diện Công ty đối ngoại, tiếp đón các đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng;
- Phối hợp cùng các phòng ban khác triển khai, thực hiện các công tác liên quan đến pháp lý của Công ty;
- Soạn thảo các Quyết định, Thông báo,... liên quan đến các hoạt động nội bộ của Công ty và ban hành tới các phòng ban/cá nhân liên quan. Lưu trữ các loại văn bản trên;
- Kiểm soát các chi phí hành chính và thực hiện thủ tục thanh toán các chi phí hành chính như điện, nước, cước phí điện thoại, internet....
- Sắp xếp và điều xe cho CBNV đi công tác;
- Giám sát, nhắc nhở CBNV trong việc tuân thủ Nội quy, Quy định của Công ty;
- Thực hiện các chế độ phúc lợi của CBCNV theo quy định của Công ty và pháp luật (lễ tết, sinh nhật, hiếu, hỷ...);
- Các công việc khác theo sự phân công của Quản lý trực tiếp.
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên hành chính pháp lý như thế nào?
Xu thế tuyển dụng 2020 có nhiều sự khác biệt với những xu thế tuyển dụng truyền thống. Các chủ doanh nghiệp ưu tiên những nhân viên “đa-zi-năng” hơn. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng những vị trí công việc có tính đa nhiệm như vị trí nhân viên hành chính pháp lý sẽ nhiều hơn.
Ngoài ra, thực tế trên thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp chiếm đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ. Cho nên nhu cầu tuyển dụng các nhân viên pháp lý có thể kiêm nhiệm là rất cao.
Và đây cũng là cơ hội để các bạn có định hướng rõ ràng khi lựa chọn con đường làm pháp chế doanh nghiệp cho mình. Để bước chân vào những bộ phận pháp lý chuyên trách ở những công ty lớn, đòi bỏi bạn phải có những kinh nghiệm giải quyết công việc trong quá khứ, sự am hiểu nhất định về công việc của một pháp chế doanh nghiệp. Cho nên việc làm tốt và hoàn thành hết trách nhiệm ở những công ty nhỏ trong khoảng thời gian 2 3 năm chính là bước đệm cơ bản nhất để bạn có thể mở ra cho mình những cơ hội khác tốt hơn với nghề pháp chế doanh nghiệp trong tương lai.
-
Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 2 ngày trước -
7 kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành Luật
Cập nhật 2 tháng trước -
Thư ký Luật sư và những điều cần biết khi ứng tuyển
Cập nhật 7 tháng trước -
10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Cập nhật 7 tháng trước -
Các trường hợp đất vi phạm vẫn được cấp sổ đỏ
Cập nhật 1 năm trước
-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 15 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 21 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước