Nội dung thực tập và hướng dẫn trình bày nội dung báo cáo thực tập

(có 3 đánh giá)

Báo cáo thực tập là tài liệu tổng kết quá trình thực tập của sinh viên tại cơ sở thực tập. Để có một báo cáo thực tập hoàn chỉnh và đầy đủ, người làm báo cáo cần lưu ý những nội dung nào? - Đức Minh (Đồng Tháp)

1. 08 nội dung cơ bản cần có trong báo cáo thực tập

- Tổng quan về cơ sở thực tập

- Cơ sở lý thuyết

- Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận

- Kết quả nghiên cứu

- Kết luận và kiến nghị

- Ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

2. Hướng dẫn trình bày cơ bản nội dung báo cáo thực tập

Dựa theo 08 nội dung cơ bản nêu trên, báo cáo thực tập có thể chia thành 04 chương và 01 phần kết luận cuối cùng, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập

Trong phần 1 nội dung này, các bạn sinh viên cần trình bày các thông tin tổng quan về đơn vị mình đã thực tập. 

Những nội dung tổng quan có thể nêu bao gồm Tên, địa chỉ; Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị; Sơ đồ cơ cấu tổ chức; Công năng, lĩnh vực, phạm vi, nhiệm vụ hoạt động; Quy mô, cụ thể năng lực sản xuất – kinh doanh…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tại phần này sinh viên cần tóm tắt các lý thuyết được học ở trên lớp để áp dụng xử lý các vấn đề được nêu như thế nào. Mỗi chuyên ngành, phần nội dung này sẽ riêng biệt. Sinh viên cần trình bày khoa học, đúng và đầy đủ chương trình mình học và áp dụng ra sao.

Riêng đối với sinh viên trường Luật, cơ sở lý thuyết bao gồm các căn cứ pháp lý, tài liệu học tập trên lớp và bài giảng từ thầy cô.

Cách trình bày nội dung báo cáo thực tập

Cách trình bày nội dung báo cáo thực tập (Hình từ Internet)

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Đây là một phần cực kỳ quan trọng, mô tả về những công việc được giao và làm trong cơ quan thực tập. Phương thức làm việc như thế nào, quy trình cụ thể, kết quả đạt được. Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trên thực tế. 

Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể mô tả kỹ hơn về những nội dung nghiên cứu tâm đắc hoặc mang tính thực tiễn, ứng dụng cao. Ngoài ra, những nội dung nghiên cứu mang tính đột phá cũng là điểm nhấn để nâng cao chất lượng của báo cáo thực tập.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương trình sẽ tạo cơ sở cho giảng viên có thể đánh giá tổng quát toàn bộ thời gian sinh viên đi thực tập. Nội dung gồm các điểm phù hợp của chương trình đào tạo với các hoạt động thực tế tại cơ sở. Các điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động đi thực tập.

Các đề xuất đổi mới nội dung chương trình học, cách thức đào tạo ở trường lớp. Phần này sinh viên tổng hợp các kết quả thời gian đi thực tập, học được những kiến thức và kỹ năng gì. 

Kết quả nghiên cứu không chỉ đúc kết lại quá trình thực tập mà còn kèm theo đánh giá của cơ sở thực tập, người hướng dẫn thực tập. Đánh giá của người hướng dẫn đối với kết quả nghiên cứu cũng là điểm cộng trong một báo cáo thực tập.

Kết luận và kiến nghị

Phần cuối cùng các bạn sinh viên cần tóm lược nội dung đã vận dụng trong quá trình đi thực tập ở cơ sở. Điểm mạnh và điểm hạn chế khi đi thực tập tại công ty cụ thể là gì. Kiến nghị đối với cơ quan thực tập về quá trình và nội dung đi học thực tế. 

Nhiều bạn sinh viên sau quá trình thực tập còn có thể yêu cầu được làm việc chính thức tại cơ quan thực tập sau khi tốt nghiệp vì những thành quả nghiên cứu và giá trị mà mình mang lại.

(có 3 đánh giá)
Như Mai
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.911