08 Nội dung cơ bản trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(có 4 đánh giá)

Báo cáo thực tập là bản báo cáo rất quan trọng điểm lại quá trình thực tập ngành nghề của mình. Một bài báo cáo thực tập điểm cao phải chỉn chu từ cấu trúc và nội dung chính. Dưới đây là 08 nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong một báo cáo thực tập tốt nghiệp.

1. Tổng quan về cơ sở thực tập

  • Thông tin tên, địa chỉ đầy đủ của công ty/cơ quan nơi sinh viên đến thực tập
  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ tổ chức)
  • Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động
  • Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

Báo cáo thực tập

Hình từ Internet

2. Cơ sở lý thuyết

  • Tóm tắt cơ sở lý thuyết để sử dụng giải quyết vấn đề trong báo cáo thực tập

3. Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận

  • Mô tả công việc được giao
  • Phương thức làm việc
  • Quy trình thực hiện, ví dụ như: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập
  • Kết quả đạt được
  • Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế
  • Phân tích và xử lí số liệu

4. Kết quả nghiên cứu

  • Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
  • Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
  • Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo.

5. Kết luận và kiến nghị

  • Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập
  • Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
  • Kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập
  • Kiến nghị về kiến thức trang bị trong nhà trường có đủ cho SV tự tin thực tập tốt nghiệp hay không? Cần trang bị thêm kiến thức gì cho SV?

6. Ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp

  • Sinh viên học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?
  • Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?

7. Tài liệu tham khảo

  • Sách: Tên tác giả, tên sách, tập mấy, tên của tập, in lần thứ mấy, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
  • Tạp chí, bài báo: Tên tác giả, tên bài báo; tên tạp chí, báo chuyên ngành, tập ?, số ?, số trang của bài báo.
  • Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C theo tên của tác giả (tác giả Việt), theo họ (tác giả nước ngoài).

8. Phụ lục

  • Trình bày những biểu mẫu, số liệu thô, biểu, bảng…. phục vụ việc làm báo cáo thực tập.
(có 4 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
12.344 
Việc làm mới nhất