Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết
(có 2 đánh giá)
Tập sự trợ giúp pháp lý được xem là bước khởi đầu để có thể hành nghề như Trợ giúp pháp lý hay Luật sự. Bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vị trí Tập sự trợ giúp pháp lý.
Mục lục bài viết
Điều kiện để được đăng ký tập sự trợ giúp pháp lý
- Viên chức đang làm việc tại Trung tâm có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được đề nghị tập sự trợ giúp pháp lý.
Hồ sơ đăng ký tập sự trợ giúp pháp lý
- Giấy đăng ký tập sự trợ giúp pháp lý (Mẫu số 12-TP-TGPL) (đã đính kèm trong bài viết)
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu).
Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết (Hình từ internet)
Thủ tục đăng ký
- Nơi nộp hồ sơ: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi người đăng ký đang làm việc.
- Thời hạn ra quyết định chấp nhận: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp từ chối thì Trung tâm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý
- Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định phân công người hướng dẫn tập sự.
- Người đủ điều kiện được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng;
- Người đủ điều kiện được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.
- Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự trợ giúp pháp lý được tiếp tục tính kể từ ngày người tập sự được ghi vào Sổ đăng ký tập sự của Sở Tư pháp nơi chuyển đến. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi người đó công tác.
- Lưu ý: Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Luật Luật sư thì không phải tập sự trợ giúp pháp lý.
Công việc chính của tập sự trợ giúp pháp lý
- Tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được các Trợ giúp viên hướng dẫn các hoạt động nghề nghiệp
- Công việc chính là giúp Trợ giúp viên nghiên cứu hồ sơ pháp lý, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết, liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác
- Người tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được tham gia các phiên tòa mà Trợ giúp viên đảm nhận vai trò bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho đương sự để tích lũy kinh nghiệm làm nghề tuy nhiên sẽ không được làm đại diện bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại tòa
- Được tham gia tư vấn trợ giúp pháp lý dưới sự quan sát và hướng dẫn của Trợ giúp viên tuy nhiên sẽ không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật
- Người tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được gặp gỡ các Trợ giúp viên và người nhận trợ giúp pháp lý nếu được đồng ý
- Hoàn thành tiến độ công việc được Trợ giúp viên phân công
Báo cáo kết quả tập sự trợ giúp pháp lý
- Người tập sự được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn trong các hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý
- Người tập sự trợ giúp pháp lý có trách nhiệm tuân thủ quy định và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của nơi thực hiện trợ giúp pháp lý
- Phải chịu trách nhiệm trước người hướng dẫn tập sự và Trung tâm về kết quả, tiến độ của các công việc được phân công.
- Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải có báo cáo kết quả tập sự.
Kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý
- Sở Tư pháp sẽ gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ người có đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu kiểm tra kết quả tập sự.
- Việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ diễn ra không quá 02 lần/ năm.
- Việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
- Mỗi bài kiểm tra viết do 02 thành viên Ban chấm thi viết chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm bài kiểm tra viết là điểm trung bình cộng của hai thành viên.
- Kiểm tra thực hành do thành viên trong Hội đồng kiểm tra chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng kiểm tra.
- Hội đồng kiểm tra tổ chức chấm bài kiểm tra viết và thông báo điểm các bài kiểm tra cho các thí sinh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
- Thí sinh không đồng ý với kết quả sẽ có quyền làm đơn phúc khảo trong vòng 15 ngày kể từ ngày biết điểm gửi đến Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Lưu ý: Không được phúc khảo bài thi thực hành.
- Thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
- Trên đây là tất tần tật về vị trí công việc Tập sự trợ giúp pháp lý. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích đối với những bạn chuẩn bị trở thành Tập sự trợ giúp pháp lý.
(có 2 đánh giá)
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên pháp lý
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên pháp lý
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên pháp lý
Việc làm mới nhất
-
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp lý: Những điều cần biết
Cập nhật 2 tháng trước -
Trường hợp nào luật sư không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý khi nhận vụ việc
Cập nhật 3 tháng trước -
Các lĩnh vực pháp lý phổ biến của công ty luật nước ngoài ở Việt Nam
Cập nhật 3 tháng trước -
Những thuật ngữ tiếng anh pháp lý viết tắt thông dụng thuộc lĩnh vực tố tụng
Cập nhật 6 tháng trước -
Legal assistant là gì? Vai trò của legal assistant trong công ty Luật hiện nay
Cập nhật 6 tháng trước
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
Bài viết mới
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 5 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước