04 hiểu lầm pháp lý hay gặp của người dân
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như trong đời sống hằng ngày, có nhiều thuật ngữ pháp lý mà người dân hiểu sai dẫn đến sai bản chất và hiện tượng của sự việc. Trong đó có 04 trường hợp dưới đây...
1. “Quan hệ”
- Theo từ điển tiếng Việt: Quan hệ thể hiện sự gắn bó chặt chẽ (như quan hệ huyết thống, quan hệ đồng nghiệp…). Ngoài ra từ quan hệ còn thể hiện sự gắn bó của nguyên nhân và kết quả của sự vật/sự việc/hiện tượng.
- Tuy nhiên qua thời gian, việc sử dụng nghĩa lóng nhiều, từ “quan hệ” được nhiều người hiểu theo nghĩa khác.
Quan hệ = Quan hệ tình dục
2. “Mua đất”
- Nghĩa đúng: Được hiểu trong ngữ cảnh dùng tiền, mua đất về để trồng cây hoặc sử dụng đất thành phẩm vào mục đích khác.
- Thực tế: Mua đất = Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo quy định pháp luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất đại diện quản lý. Đối tượng mà người dân đi “mua” chính là “quyền sử dụng đất” chứ không phải là “đất”.
3. “Công chứng”
Nhiều người hiểu không đúng, không phân biệt được công chứng và chứng thực.
- Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Chứng thực: Không có định nghĩa cụ thể cho hoạt động chứng thực, nhưng theo quy định hiện nay chứng thực là hoạt động bao gồm: Chứng thực bản sao từ bản chính, Chứng thực chữ ký và Chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Hai hoạt động này là khác nhau, mục đích cũng khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng nhiều người vẫn lầm tưởng và có những hiểu lầm khi sử dụng từ ngữ.
Ví dụ: Sổ hộ khẩu bản photo công chứng -> Đúng ra phải gọi là “Sổ hộ khẩu bản sao có chứng thực”.
4. “Kiện đi tù…”
Trong thực tế đời sống hằng ngày, chúng ta vẫn hay bắt gặp những câu nói như:
“Tôi sẽ kiện ông đi tù…”
“Cô gái kiện chàng trai tội hiếp dâm…”
Thực tế không phải vậy. Kiện hay chính xác là khởi kiện, là một hoạt động trong tố tụng dân sự hoặc tố tụng hành chính.
Còn “..để đi tù” là một hậu quả trong tố tụng hình sự. Ví dụ như trong hai trường hợp trên, sẽ đúng hơn khi người dân sử dụng:
“Tôi sẽ tố cáo ông để ông đi tù…”
“Cô gái tố cáo chàng trai vì hành vi hiếp dâm”.
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 9 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 3 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước