Chuyên viên tư vấn làm những công việc gì?

Chuyên viên tư vấn trong Công ty Luật là một vị trí việc làm phù hợp với nhiều sinh viên Luật mới ra trường. Vậy Chuyên viên tư vấn làm những việc gì? Tính chất công việc ra sao? Có nhiều thử thách với sinh viên mới ra trường hay không?

>> Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn

>> Tại sao cử nhân Luật nói riêng và Cử nhân nói chung khó tìm được việc làm ưng ý?

1. Tại sao đa số Công ty Luật tuyển dụng vị trí Chuyên viên tư vấn

Theo quy định của Luật Luật sư, dịch vụ pháp lý bao gồm các dịch vụ:

  • Tham gia tố tụng;
  • Tư vấn pháp luật;
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng; và
  • Các dịch vụ pháp lý khác.

Tuy nhiên với tính chất công việc là cung cấp dịch vụ pháp lý, hầu hết các dịch vụ kể trên bước đầu đều phải bắt đầu bằng công việc “Lắng nghe” và “Tư vấn” cho khách hàng.

Khách hàng có nhu cầu cần thuê Luật sư để tham gia tố tụng, bước đầu cũng phải trình bày sự việc, vướng mắc và Luật sư hay Chuyên viên pháp lý tiếp nhận, khai thác thông tin và tiếp theo là tư vấn sơ bộ ban đầu.

Chuyên viên tư vấn làm gì?

Chuyên viên tư vấn làm gì? (Hình từ Internet)

Dịch vụ tư vấn pháp luật thì đương nhiên cần các chuyên viên tư vấn. Tư vấn có thể có nhiều hình thức, tư vấn trực tiếp, tư vấn thường xuyên, tư vấn qua điện thoại… mỗi hình thức tư vấn có cách thức làm việc khác nhau. Nhưng tựu chung lại, một chuyên viên tư vấn phải có những kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ tư vấn cơ bản.

Hay dịch vụ đại diện ngoài tố tụng, các dịch vụ khác… thì các tổ chức hành nghề Luật sư đều phải tiếp nhận thông tin và tư vấn ban đầu, sau đó mới tiến hành thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách.

Như vậy, có thể thể thấy với bất kỳ loại hình dịch vụ nào, nghiệp vụ tư vấn cũng đóng vai trò là cửa ngõ dẫn khách hàng đến với công ty/văn phòng của mình. Chính vì vậy cơ hội cũng như vai trò của các chuyên viên tư vấn hết sức quan trọng.

2. Vị trí chuyên viên tư vấn, sinh viên Luật mới ra trường có làm được không?

Câu trả lời là còn bỏ ngỏ. Làm được hay không phụ thuộc vào tùy bản thân mỗi Cử nhân Luật ra trường với tâm thế ra sao, khả năng tiếp thu, học hỏi nhanh hay chậm, có tinh thần cầu thị, học hỏi hay không…?

Hầu hết, sinh viên Luật mới ra trường chỉ mang theo mình là những kiến thức cơ bản được đào tạo khi còn ngồi trên giảng đường. Thực tế các vấn đề pháp lý xảy ra trong xã hội phức tạp hơn những ví dụ minh họa mà thầy cô lấy cho các bạn hiểu bài. Chính vì vậy, để có kiến thức, kỹ năng tư vấn pháp lý cho khách hàng, mỗi cử nhân Luật phải tự trang bị cho mình kỹ năng tự học hỏi, tự rèn luyện. Bên cạnh đó là các đơn vị tuyển dụng, sử dụng lao động cũng phải tổ chức các khóa đào tạo nội bộ nghiêm túc để các ứng viên mới tiếp thu công việc.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào xảy ra Cử nhân Luật cũng có thể tiếp nhận và giải quyết. Có những trường hợp khách hàng cần phải gặp trực tiếp Luật sư, người đứng đầu để giải quyết công việc. Đó là những vụ án phức tạp, những tranh chấp rắc rối… Với những sự vụ như vậy, các cử nhân Luật chỉ có thể lắng nghe và tiếp thu những gì các Luật sư thực hiện với khách hàng. Qua quá trình làm việc và trau dồi với một thái độ tích cực, thì dần dà các Cử nhân Luật mới đủ kiến thức, kỹ năng, tự tin để tư vấn cho khách hàng.

3. Chuyên viên tư vấn mới ra trường có thể tư vấn những trường hợp nào?

Các cử nhân Luật với kiến thức được đào tạo có thể nhanh chóng tiếp nhận những công việc như:

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn các vấn đề giấy phép con;
  • Tư vấn về Sở hữu trí tuệ;

Các vấn đề, sự vụ phức tạp hơn như những vụ án hình sự, tranh chấp đất đai, hành chính… thì các chuyên viên tư vấn mới ra trường cần phải học hỏi và cần có thời gian để tích lũy kiến thức mới đủ khả năng thực hiện.

4. Lương của chuyên viên tư vấn như thế nào?

Hiện nay, tình trạng “bóc lột” sức lao động của Cử nhân Luật mới ra trường là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội nói chung và trong giới Luật nói riêng. Nhưng không phải ngoài thị trường lao động tất cả đều như những gì truyền thông phản ảnh. Ở đó, vẫn có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hoạt động và trả lương vỡi những đãi ngộ tốt cho nhân viên là Cử nhân Luật. Mức lương sàn bạn dễ tìm thấy với các vị trí chuyên viên tư vấn ở những công ty Luật là từ 5 – 7 triệu đồng.

Việc làm Chuyên viên tư vấn

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
4.130 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Việc làm mới nhất