Đánh ghen đúng Luật
Đánh ghen không phải là một hiện tượng mới lạ mà nó xuất phát từ lâu đời khi con người biết yêu và bắt đầu hình thành mối quan hệ sở hữu. Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội “Đánh ghen”. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều trường hợp đánh ghen mà người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự vì những tội khác như: Tội làm nhục người khác, Tội cố ý gây thương tích, Tội gây rối trật tự công cộng…
Sống trong xã hội pháp quyền, việc làm gì cũng cần phải thượng tôn pháp luật. Vậy khi đã bị đẩy vào tình cảnh Hoạn Thư, chúng ta phải làm gì để người “phản bội” mình vừa phải “đau” mà mình lại không vi phạm pháp luật? Mình có một số cách như sau…
Tuyệt đối không được nghĩ tới việc hành hung “tình địch”, càng không được tìm cách để hạ nhục tình địch như lột quần xé áo, đe dọa tung ảnh nóng… Trong tình cảnh đó, thật khó để chúng ta bình tĩnh. Nhưng lời khuyên của mình, bắt buộc chúng ta phải… bình tĩnh. Tỉnh táo mới làm được việc.
1. Theo dõi để thu thập chứng cứ ngoại tình của người “bạn đời” của mình với tình địch. Sau đó tiến hành tố cáo đến các cơ quan chức năng (công an hoặc UBND cấp xã).
2. Nhờ đến cơ quan Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận sự kiện hành vi theo quy định tại Văn bản hợp nhất 7821/VBHN-BTP. Đương nhiên Thừa phát lại không có quyền ập vào phòng khi hai người kia đang “tòm tem” với nhau. Mà họ có quyền ghi nhận trong khoảng thời gian đó, hai người đó đi đến đâu, làm gì, sống chung như thế nào… Vi bằng mà Thừa phát lại lập có giá trị pháp lý khi tranh tụng trước tòa cũng như cũng có giá trị làm bằng chứng khi tiến hành tố cáo.
Khi tự mình hoặc nhờ thừa phát lại thu thập chứng cứ “ngoại tình”, có 02 lựa chọn cho bạn khi đã có chứng cứ trong tay là tố cáo đến cơ quan công an hoặc UBND cấp xã. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Người “bạn đời” và “tình địch” sẽ bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
- Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 của bộ luật hình sự với mức phạt từ cảnh cáo đến cải tạo không giam giữ 1 năm hoặc phạt tù tư 3 tháng đến 1 năm.
Việc hành xử đúng pháp luật, không trái các quy định hiện nay ngoài việc bảo vệ sự an toàn pháp lý cho bản thân mình, còn giúp cho xã hội văn minh hơn, hướng tới sự thượng tôn pháp luật, điều mà cả xã hội mong muốn.
-
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?
Cập nhật 22 giờ trước -
"Rì viu sương sương" ngành Luật trường ĐH Tôn Đức Thắng
Cập nhật 1 ngày trước -
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 15 giờ trước -
Top 05 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vào các công ty Luật
Cập nhật 2 ngày trước -
03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Kiểm sát viên
Cập nhật 3 ngày trước -
Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
Cập nhật 21 giờ trước
-
Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương tháng 13?
Cập nhật 13 giờ trước -
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động
Cập nhật 2 ngày trước -
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
Cập nhật 2 ngày trước -
Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hồ sơ đề nghị trợ cấp
Cập nhật 2 ngày trước -
Theo quy định của pháp luật thì thời gian nghỉ trưa của người lao động (NLĐ) là 1 giờ hay 30 phút?
Cập nhật 20 giờ trước -
Khi nào NLĐ được nhận tiền hỗ trợ, tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
Cập nhật 22 giờ trước