Deal lương là gì? Kinh nghiệm deal lương hiệu quả, thành công cho ứng viên

(có 1 đánh giá)

Sắp tới, tôi sẽ có một buổi phỏng vấn trao đổi mức lương với nhà tuyển dụng. Vậy tôi cần biết những gì để việc deal lương của mình diễn ra suôn sẻ? Quế Anh (Cần Thơ)

1. Deal lương là gì?

Deal lương có thể hiểu là quá trình đàm phán các vấn đề liên quan về mức lương chính thức giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn, qua đó giúp ứng viên nhận được mức thu nhập xứng đáng với năng lực và vị trí công việc.

Mức lương của những người cùng vị trí có thể khác nhau dựa vào khả năng deal lương của ứng viên.

Đây là một cụm từ văn nói hiện được sử dụng nhiều trong đời sống, nhất là bộ phận văn phòng, những bạn trẻ vừa mới ra trường và đang trong quá trình tìm việc.

Deal lương là gì? Kinh nghiệm deal lương hiệu quả, thành công cho ứng viên (Hình từ internet)

2. Kinh nghiệm deal lương hiệu quả, thành công cho ứng viên

Mức lương chính là thước đo phản ánh trực tiếp cho sự cống hiến và giá trị mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp trong tương lai nếu được nhận làm việc chính thức.

Trong một số trường hợp, ứng viên không hiểu hết được giá trị của bản thân đang có hay chưa nắm rõ hết được yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra dẫn đến việc deal lương không thành công do mức lương không phù hợp để làm hài lòng cho đôi bên.

Điều đó cho thấy được, dù deal lương chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và động lực làm việc sau này của ứng viên.

Do đó, nắm trước được một số kinh nghiệm deal lương sau đây sẽ giúp ứng viên tự tin, khéo léo trong khoảnh khắc quan trọng này:

- Hiểu rõ được giá trị của bản thân mà ứng viên đang có

Việc biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình deal lương sẽ giúp ứng viên tránh được những câu hỏi có thể ảnh hướng đến mức lương mong muốn đã đưa ra trước đó.

Trước khi đi phỏng vấn, hãy viết ra giấy những ưu và nhược điểm của bản thân về kỹ năng, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, yếu tố nổi bật,...Càng viết chi tiết càng giúp ứng viên có cái nhìn tổng thể, khái quát nhất về bản thân mình.

Khi đó, nếu nhà tuyển dụng cố tìm ra những điểm yếu cố làm cho ứng viên thiếu tự tin về giá trị của mình trong lúc thương lượng, thì ứng viên vẫn còn có cơ sở để đáp lại những lời nhận xét đó.

- Xác định được mức lương trước khi đến phỏng vấn

Có thể đạt được mức lương mà ứng viên mong muốn hay không thì cần phải xem thử con số đưa ra có phù hợp với tính chất của công việc, phù hợp với quy mô của kinh doanh của nhà tuyển dụng, mặt bằng chung của thị trường,...

Do vậy, ứng viên phải xác định được khoảng lương cụ thể tránh việc “ảo lương” hoặc gặp bối rối, ấp úng không trả lời được hoặc đưa ra mức lương không đáp ứng được nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, ứng viên cần tránh đưa ra mức lương mà mình nhận được ở công ty cũ tại CV ứng tuyển của mình, thay vào đó hãy ghi là “thương lượng”. Nếu nhà tuyển dụng biết được mức lương cũ thì ứng viên sẽ có nguy cơ bị thiệt thòi trong quá trình deal lương và họ sẽ đưa ra số tiền không tương đương với mức ban đầu mà nhà tuyển dụng dự định trước đó.

- Luôn cố gắng tạo ra điểm nhấn của bản thân trước khi deal lương

Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy chú trọng truyền đạt về khả năng, những kinh nghiệm và thành tựu của bản thân, cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng, thái độ của mình hoàn toàn phù hợp với công việc và có thiện chí gắn bó trong tương lai.

Ngoài ra, có thể phối hợp các kỹ năng như giao tiếp tốt, khả năng ứng biến linh hoạt,...để tạo ra bầu không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng đã có ấn tượng tốt và cảm thấy bạn là một ứng viên sáng giá thì việc deal lương của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

- Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp trong suốt quá trình deal lương

Việc deal lương với nhà tuyển dụng chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng đối với ứng viên. Do đó, dù có nhiều điều bất lợi trong suốt thời gian phỏng vấn thì cũng đừng để cho những cảm xúc quá đà lấn át.

Đừng cố gắng so sánh mình với người khác, thể hiện sự kiêu ngạo hay tham lam lúc đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra các lý để được thông cảm,....Những điều này sẽ làm cho nhà ứng tuyển không thích, không có thiện cảm về ứng viên.

Hãy luôn giữ thái độ chuyên nghiệp và cư xử chừng mực, nói chuyện thật nhẹ nhàng và điềm tĩnh.

- Hãy thực hành trước khi phỏng vấn

Để luôn tự tin trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên cần chuẩn bị và thực hành kỹ càng trước.

Hãy nội dung mà nhà tuyển dụng có thể đề cập tới ứng viên, sau đó, tập nói một cách thoải mái, tự nhiên nhất trước gương. Hoặc không, ứng viên có thể nhờ bạn bè hoặc một thành viên trong gia đình mình sắm vai nhà tuyển dụng để đàm phán lương với bạn.

Qua đó, sẽ giúp ứng viên có thêm sự tự tin và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

3. Những điều “cấm kỵ” mà ứng viên cần tránh khi deal lương

Deal lương là một quá trình đòi hỏi ứng viên phải luôn giữ vững một tinh thần bình tĩnh, đàm phán khôn khéo với nhà tuyển tuyển dụng để đưa ra một mức lương đảm bảo sự hài lòng của đôi bên.

Tuy nhiên, để quá trình deal lương diễn ra suôn sẻ, ứng viên cần phải tránh những điều “cấm kỵ” sau đây:

- Không mang cuộc sống cá nhân vào đàm phán.

- Thương lượng không chỉ riêng về tiền bạc.

- Tiết lộ mức lương hiện tại.

- Chấp nhận lời đề nghị đầu tiên.

- Dùng kiểu câu dạng so mức lương ban đầu của nhà tuyển dụng đưa ra với mức lương ở ngoài thị trường

- Deal lương ngay từ lúc bắt đầu phỏng vấn

- Lo sợ, thiếu tự tin khi deal lương

- Nói xấu công ty khi phỏng vấn

- Không linh hoạt đàm phán mức lương

- Tranh luận với nhà tuyển dụng

- Không đánh giá được năng lực và đưa ra mức lương phù hợp

- Không có chuẩn bị trước khi đến phỏng vấn

…..

(có 1 đánh giá)
Thanh Rin
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.680