Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu

(có 1 đánh giá)

Có phải thất nghiệp càng lâu deal lương càng thấp và cơ hội nghề nghiệp sẽ thu hẹp hơn ứng viên khác? Dưới đây là chiến thuật giúp bạn deal lương khi bạn thất nghiệp quá lâu.

>> Lương gross, lương net là gì? Chuyển lương gross sang net như thế nào?

Tại sao thất nghiệp lâu thì deal lương thường thấp và không có cơ hội bằng các ứng viên khác?

Thật ra không có một nguyên tắc nào bắt buộc lương của các ứng viên thất nghiệp khi deal thấp hơn các ứng viên khác hoặc là cơ hội cũng ít hơn các ứng viên còn lại. Tuy nhiên NTD nào cũng muốn tuyển dụng một ứng viên tiềm năng có kinh nghiệm hay là đã có thành tựu trong trong việc. Mà khi thôi việc ở công ty cũ chúng ta không phải lúc nào cũng may mắn tìm được việc làm mới ngay thế nên sẽ có một khoảng thời gian trống mang tên “thất nghiệp” từ vài tuần đến vài tháng.

Mức lương và cơ hội việc làm phụ thuộc nhiều vào yếu tố năng lực, kinh nghiệm và cả bản thân ứng viên có thích ứng, phù hợp với văn hóa công ty hay không. Với thời gian thất nghiệp quá lâu từ vài tháng trở lên thì kỹ năng công việc của bạn phần nào bị hạn chế áp lực tâm lý khiến bạn rụt rè, e dè. Không phải NTD ngay từ đầu đã áp mức lương thấp hay không cho bạn cơ hội công việc mà chính cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn khiến họ đánh giá thấp về năng lực hay kinh nghiệm nên mới xuất hiện vấn đề trên.

Chiến lược deal lương khi thất nghiệp quá lâu

Thất nghiệp là cảm giác mà ai cũng phải trải qua. Thời gian thất nghiệp là khác nhau tùy vào mục đích, định hướng hay năng lực riêng và cả sự may mắn của mỗi người.

Trung thực, thẳng thắn chia sẻ lý do

Dù lý do thất nghiệp là gì, khách quan hay chủ quan thì bạn cũng nên thẳng thắn chia sẻ nguyên nhân thực tế đối với nhà tuyển dụng tuy nhiên có những lý do như: Đã rải CV khắp nơi nhưng không được phản hồi thì nên nói giảm nói tránh nhé. Vì các lý do mà bạn ngụy biện tạo dựng lên sẽ bị NTD bắt bài nhanh thôi và nếu phát giác thì họ có quyền hoài nghi về năng lực của bạn.

Một vài lý do bạn có thể chia sẻ thẳng thắn như là: Sức khỏe không ổn định hay là đã bị tai nạn nên cần một khoản thời gian tịnh dưỡng; thay đổi môi trường chuyển từ thành phố về quê; học một khóa học tăng kinh nghiệm; thử startup mô hình kinh doanh; đi du lịch;… Khi có một lý do chính đáng rồi thì hãy giải thích ngắn gọn súc tích về lý do cũng như những gì bạn đã làm được và chắc chắn rằng bạn đang sẵn sàng cho một công việc mới.

Làm cho thời gian thất nghiệp trở nên ý nghĩa

Thất nghiệp thực chất không phải là khoảng thời gian hoàn toàn tiêu cực và bạn có thể chuyển biến nó trở nên tích cực trong mắt nhà tuyển dụng để khai thác cơ hội việc làm cũng như deal một mức lương theo ý bạn.

Thể hiện rằng bạn đang chọn lọc và mong muốn có một công việc phù hợp để cống hiến dài lâu chứ không phải tìm một công việc tạm bợ và nhận ra không hợp thế rồi nhảy việc. Tiền lương quan trọng nhưng thứ bạn cần bên cạnh lương là cơ hội tiến xa cũng như sự ổn định thăng tiến trong công việc.

Cho NTD thấy bạn đã dùng khoảng thời gian thất nghiệp để làm những việc có ích. Chia sẻ những điều bạn đã đạt được như: Đạt chứng nhận hoàn thành khóa học; Cải thiện trình độ tiếng anh; tự học và bắt đầu đầu tư…; Tham gia cộng đồng các tổ chức;… cách sắp xếp lịch trình trong khoảng thời gian thất nghiệp,…

Thất nghiệp là cụm từ thực tế không quá đáng sợ như người ta thường nghĩ dù thất nghiệp lâu nhưng bạn vẫn còn nhạy bén trong công việc thể hiện mình có năng lực và sẵn sàng bắt đầu công việc mới thì chuyện deal lương thấp hay không có cơ hội khó xảy ra.

Hi vọng bài viết bổ ích và chúc bạn tìm được công việc mới mức lương mong muốn.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.975