Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cho hỏi giảng viên đại học chuyên ngành luật nếu muốn trở thành luật sư thì phải đáp ứng được những điều kiện gì? Có được miễn đào tạo hành nghề hay không? Câu hỏi của anh Thanh từ TP.HCM

Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Dẫn chiếu Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn luật sư như sau:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo đó, giảng viên đại học muốn hành nghề luật sư thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(2) Có phẩm chất đạo đức tốt.
(3) Có bằng cử nhân luật.
(4) Đã được đào tạo nghề luật sư và đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.
(5) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.
Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giảng viên đại học ngành luật có được miễn đào tạo nghề luật sư hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định về những đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư hoặc được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
2. Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
3. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát hoặc Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
4. Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
5. Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Theo đó nếu giảng viên đại học ngành luật là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật thì sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư.
Tuy nhiên, giảng viên cần phải cung cấp các giấy tờ chứng minh như bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật để được miễn đào tạo nghề luật sư.
Giảng viên đại học chuyên ngành luật phải tham gia tập sự hành nghề luật sư trong thời gian bao nhiêu tháng?
Tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định các trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự như sau:
Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy đối với giảng viên đại học ngành luật sẽ được giảm một nửa thời gian tập sự
Tại Điều 14 Luật Luật sư 2006 (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về thời gian tập sự như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự.
...
Theo đó, thời gian tập sự hành nghề luật sư của giảng viên đại học ngành luật là 06 tháng.
-
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 7 ngày trước -
Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?
Cập nhật 17 ngày trước -
Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư được thực hiện theo mấy bước? Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư là mẫu nào?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư tranh tụng là ai? Quyền và nghĩa vụ của luật sư tranh tụng
Cập nhật 21 ngày trước -
Luật sư sẽ phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/năm kể từ ngày 01/01/2023?
Cập nhật 27 ngày trước -
Người có đủ tiêu chuẩn trở thành luật sư muốn được hành nghề luật sư phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 31 ngày trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 7 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Cập nhật 6 giờ trước -
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 6 giờ trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 9 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 9 giờ trước