Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân

(có 2 đánh giá)

Bồi thẩm đoàn là gì? Hội thẩm nhân dân là gì? Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân?

Bồi thẩm đoàn là gì? Hội thẩm nhân dân là gì?

Bồi thẩm đoàn là một tập thể gồm những người được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng để tham gia vào một phiên tòa. Họ có trách nhiệm xem xét các bằng chứng và lập luận được trình bày bởi hai bên trong vụ án, sau đó đưa ra quyết định về việc bị cáo có tội hay không.

Bồi thẩm viên có vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp. Họ đại diện cho cộng đồng và đảm bảo rằng các phiên tòa được tiến hành một cách công bằng và minh bạch.

Hệ thống bồi thẩm đoàn thường được sử dụng trong các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, ví dụ như Hoa Kỳ, Canada và Úc. Tại Việt Nam, không có hệ thống bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, việc xét xử các vụ án được thực hiện bởi một hội đồng gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân.

Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo đảm việc xét xử đúng đường lối, chính sách và pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm những người được bầu ra hoặc được cử ra tham gia xét xử vụ án tại Tòa án nhân dân.

Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm nhân dân gồm những người có đủ các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có kiến thức pháp luật.

- Có hiểu biết xã hội.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân

Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân (Hình từ Internet)

Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân?

Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Bồi thẩm đoàn

Hội thẩm nhân dân

Hệ thống pháp luật

Thông luật (như Mỹ, Anh, Hồng Kông,..)

Việt Nam

Quá trình hình thành

Tuyển chọn từ người dân, sau đó thực hiện bốc thăm

Do Hội đồng nhân nhân hoặc Thẩm phán tuyển chọn

Tên gọi thành viên

Bồi thẩm viên

Hội thẩm nhân dân

Thời gian hoạt động

Ngắn (trong 1 vụ án)

Từ khi được lựa chọn đến khi giải quyết xong vụ án

Dài (thường 5 năm).

Từ khi được bầu đến khi hết nhiệm kỳ

Việc lựa chọn

Ngẫu nhiên

Mang tính cơ cấu

Đối tượng lựa chọn

Bất kỳ ai đáp ứng đủ điều kiện

Thường lựa chọn những người đang công tác trong một số lĩnh vực nhất định, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử,….

Cơ quan tham gia vào việc lựa chọn

Toà án

Toà án,Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân nhân

Chấm dứt tư cách

Xét xử xong, bị loại trong quá trình xét xử

Hết nhiệm kỳ, bãi nhiệm,miễn nhiệm

Trở lại tư cách

Được lựa chọn ngẫu nhiên trở lại sau 1 - 3 năm

Được bầu lại ở nhiệm kỳ tiếp theo

Chế tài đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ

Phạt tiền, phạt tù

Bãi nhiệm, miễn nhiệm

Mức chi cho một người/ngày

40-50 USD

90.000 đồng (theo điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg)

Phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn

Không

Trưởng đoàn 40% lương cơ sở; Phó trưởng đoàn: 30% lương cơ sở (Điều 22 Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13)

Chế độ bảo vệ

Không

Chế độ trang phục

Không

Chế độ cách ly

Không

Số lượng thành viên khi giải quyết 1 vụ án

Thường là 12 người

Cấp tỉnh: 03 người; Cấp huyện: 02 người

Mức độ tham gia vào quá trình xét xử

Toàn bộ quá trình xét xử vụ án

Giai đoạn đầu của quá trình xét xử

Vai trò trong xét xử

Quyết định bị cáo có tội hay vô tội

Mang tính tư vấn, phát biểu cảm nghĩ nhiều hơn

(có 2 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.062 
Việc làm mới nhất