Phân biệt Trợ lý Luật sư và Thư ký pháp lý
Trợ lý Luật sư và Thư ký pháp lý (Thư ký Luật sư) là các vị trí nghề nghiệp mà cử nhân Luật đều có thể ứng tuyển làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên có nhiều người thường nhầm lẫn rằng hai vị trí công việc này là một. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai công việc tiềm năng để phát triển sự nghiệp trên con đường pháp lý này.

Trợ lý Luật sư là gì?
Trợ lý Luật sư là người làm việc riêng cho một Luật sư, cho văn phòng luật, công ty hoặc doanh nghiệp. Trợ lý Luật sư có quyền hạn giải quyết các công việc hành chính theo sự ủy thác của Luật sư họ là cánh tay phải đắc lực giúp Luật sư giảm thiểu áp lực và tập trung giải quyết các công việc quan trọng khác.
Các công việc cũng như nhiệm vụ cụ thể của một Trợ lý Luật sư đã được Nhân Lực Ngành Luật phân tích rõ qua bài viết: Trợ lý luật sư là gì? Công việc và mức lương của Trợ lý luật sư? Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn vị trí công việc này.
Thư ký pháp lý là gì?
Thư ký pháp lý cũng có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến hành chính như là Trợ lý Luật sư tuy nhiên vị trí của họ trong văn phòng luật thấp hơn các trợ lý.
Công việc chính của một Thư ký pháp lý là ghi chép, trả lời các cuộc điện thoại của văn phòng luật sư, chuẩn bị thư từ, các văn bản pháp lý, giấy tờ phục vụ cho công việc của luật sư. Đặt lịch hẹn, nhận lịch hẹn khách hàng. Hỗ trợ nghiên cứu pháp luật, liên lạc với các luật sư khác khi cần. Các Thư ký pháp lý hầu hết đều xuất thân từ Cử nhân Luật, có kiến thức pháp luật nhất định.
Thư ký pháp lý nhận nhiệm vụ hỗ trợ Luật sư và các Trợ lý Luật sư. Một Thư ký pháp lý sau thời gian dài làm việc đủ tiêu chuẩn, tố chất sẽ có cơ hội trở thành Trợ lý Luật sư và tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.
Các tố chất cần có của một Trợ lý Luật sư và Thư ký pháp lý
Để đảm nhận hai vị trí công việc này đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực pháp luật vững vàng. Mục đích là có thể hỗ trợ tối đa cho Luật sư . Bất cứ sai sót nào về mặt chuyên môn cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến Luật sư và văn phòng nơi bạn đang làm việc.
Kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng ngoại ngữ là hai yếu tố cần có để làm tốt hai vị trí việc làm này. Trợ lý và Thư ký là người gặp khách hàng, sắp xếp lịch hẹn lịch làm việc, chuẩn bị hồ sơ tiếp xúc nhiều với khách hàng cũng như văn thư văn phòng nên nếu đáp ứng đủ hai yếu tố này thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình làm việc. Chưa kể Trợ lý Luật sư còn thường xuyên phải dịch thuật các văn bản pháp luật nên yếu tố ngoại ngữ là không thể thiếu khi đảm nhận vị trí này.
Những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật đều phải có tư duy logic và khả năng quan sát tốt. Ngoài ra thì khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp cũng là những tố chất cần thiết để đảm nhận hai vị trí công việc này.
Bài viết trên có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về hai vị trí công việc trong lĩnh vực việc làm pháp lý phổ biến hiện nay. Bạn có thể tìm việc làm Trợ lý Luật sư và Thư ký pháp lý tại website NhanLucNganhLuat.vn trang tin tuyển dụng nhân sự ngành luật và các khối ngành liên quan
-
Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 2 ngày trước -
7 kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành Luật
Cập nhật 2 tháng trước -
Thư ký Luật sư và những điều cần biết khi ứng tuyển
Cập nhật 7 tháng trước -
10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Cập nhật 7 tháng trước -
Các trường hợp đất vi phạm vẫn được cấp sổ đỏ
Cập nhật 1 năm trước
-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 14 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 20 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước