Thuận lợi và Khó khăn trong hành nghề Công chứng

(có 12 đánh giá)

Nghề công chứng viên là nghề khá hot và được nhiều Cử nhân luật lựa chọn theo đuổi, hành nghề sau khi ra trường nhưng nghề này cũng có trách nhiệm cao, nhiều rủi ro. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp những thuận lợi và khó khăn khi hành nghề công chứng

Mục lục bài viết

Thuận lợi và Khó khăn trong hành nghề Công chứng

Hình từ Internet

Thuận lợi

- Hiện nay theo quy định của pháp luật, một số hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải được công chứng, chứng thực, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà, đất như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, ủy quyền…thế nên đã tạo cho các tổ chức hành nghề công chứng được lượng khách hàng thường xuyên, ổn định. Đặc biệt ở những địa phương có lượng giao dịch nhà đất tăng cao.

- Nhiều địa phương cũng đã bỏ “quy hoạch” các tổ chức hành nghề công chứng, thay vào đó việc thành lập các văn phòng công chứng sẽ được chấm điểm dựa vào các tiêu chuẩn quy định của mỗi tỉnh. Do đó hiện nay các văn phòng công chứng sẽ được thành lập nhiều hơn so với trước đây, cơ hội hành nghề của công chứng viên mới sẽ nhiều hơn.

- Nhận thức của người dân và tổ chức về việc đảm bảo an toàn pháp lý ngày càng được cải thiện. Do đó sẽ tìm tới công chứng viên khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch.

- Hoạt động hợp tác quốc tế của công chứng Việt Nam ngày càng được mở rộng trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là chúng ta đã gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế từ năm 2013.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ vào hoạt động công chứng là điều tất yếu trong thời gian tới. Do đó các hoạt động công chứng sẽ được hỗ trợ rất nhiều và trong một số trường hợp không còn bị cản trở bởi khoảng cách địa lý.

Khó khăn

- Hiện nay, một số văn phòng công chứng được thành lập không căn cứ vào nhu cầu công chứng; việc chuyển trụ sở Văn phòng công chứng từ các huyện vào trung tâm các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề công chứng. Số lượng các văn phòng công chứng gia tăng dễ dẫn đến tình trạng công chứng dễ dãi hoặc bất chấp để có khách hàng và thu nhập. Thời gian qua đã có những vụ các tổ chức hành nghề công chứng bị xử phạt, các công chứng viên vi phạm bị tạm đình chỉ, đình hành nghề hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường cho các cá nhân, tổ chức.

- Nghề công chứng viên là nghề có trách nhiệm cao, nhiều rủi ro như nạn giấy tờ giả, người giả, thiếu thông tin…dẫn đến nhiều trường hợp các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên bị tòa án buộc bồi thường thiệt hại và bị Sở Tư pháp xử lý như phạt tiền, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và hành nghề.

- Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều; việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa phù hợp với sự phát triển các nhu cầu giao dịch trong hoạt động công chứng, chưa đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa các hành vi lừa đảo, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp, gây mất trật tự an toàn xã hội.

- Hiện nay cơ quan nhà nước chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin, chưa có sự kết nối giữa các tổ chức hành nghề công chứng với dữ liệu thông tin của các cơ quan nhà nước. Việc công chứng còn theo địa hạt (từng tỉnh) và phải công chứng trực tiếp làm hoạt động công chứng và nhu cầu của người dân còn bị hạn chế, khó khăn.

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm hoặc tuyển dụng nhân sự ngành Luật thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Việc làm Công chứng viên

 

Xem thêm:

(có 12 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
8.778