Trường Đại học Luật Hà Nội: chương trình, thời gian đào tạo ngành Luật
Xin cho tôi hỏi chương trình và thời gian đào tạo ngành Luật tại trường Đại học Luật Hà Nội được quy định thế nào? - Thảo Nhi (Hải Dương)
Trường Đại học Luật Hà Nội: chương trình, thời gian đào tạo ngành Luật (Hình từ internet)
Về vấn đề này, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT giải đáp như sau:
1. Giới thiệu về Trường Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi Law University (Tên viết tắt là HLU) trường thành lập vào ngày 10/11/1979 với tiền thân là trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Đến ngày 06/7/1993 đổi tên thành Đại học Luật Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập đào tạo luật pháp của Việt Nam, trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, trường Đại học Luật Hà Nội được coi là trường có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Trường đang tổ chức đào tạo các bậc đại học, cao học, và nghiên cứu sinh;
Ngoài ra với nhu cầu của xã hội, Trường tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực hiện, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học pháp lý và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
Trường có trụ sở chính tại số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Mục tiêu của trường là đến năm 2030 phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, chuyên đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, là trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý hàng đầu nước ta và có vị thế trong khu vực.
2. Chương trình đào tạo ngành Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Luật tại trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện theo cấu trúc như sau:
- Số tín chỉ đào tạo là: 129 tín chỉ (Không bao gồm học phần Giáo dục Quốc phòng - An ninh và học phần Giáo dục thể chất.
- Thời gian đào tạo là 4 năm.
Theo đó, cấu trúc chương trình dạy học trong 04 năm như sau:
- Khối kiến thức đại cương: 25 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 19 % chương trình đào tạo, trong đó:
+ Kiến thức bắt buộc: 21 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 16%.
+ Kiến thức tự chọn: 24 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 3%.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 88 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 68% chương trình đào tạo, trong đó:
+ Kiến thức bắt buộc: 64 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 50%.
+ Kiến thức tự chọn: 24 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 18%.
- Khối kiến thức tốt nghiệp: 16 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 13% chương trình đào tạo, trong đó:
+ Kiến thức tốt nghiệp bắt buộc: 7 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 6%.
+ Khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 7%.
+ Người học không viết khóa luận chọn học 9 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 8%.
Bảng các học phần trong chương trình dạy học như sau:
Xem chi tiết bảng các học phần trong chương trình dạy học: Tại đây.
3. Hình thức đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội như thế nào?
Theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2719/QĐ-ĐHLHN năm 2021 quy định hình thức đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội như sau:
- Đào tạo chính quy:
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại trụ sở chính, cơ sở đào tạo, Phân hiệu của Trường; đối với hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định chung của Trường.
- Đào tạo vừa làm vừa học:
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại trụ sở chính, cơ sở đào tạo, Phân hiệu của Trường hoặc tại cơ sở phối hợp liên kết đào tạo theo quy định chung về liên kết đào tạo; đối với các hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp liên kết đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy được thực hiện linh hoạt trong ngày và trong tuần từ thứ Hai Đến Chủ nhật.
Tags:
Trường Đại học Luật Hà Nội Chương trình đào tạo ngành Luật Chương trình đào tạo Hình thức đào tạo chương trình đào tạo ngành Luật Hà Nội-
Tuyển sinh Lớp đào tạo nghề luật sư khoá 26 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TPHCM
Cập nhật 3 tháng trước -
Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024
Cập nhật 2 tháng trước -
Trường Đại học Luật Hà Nội được tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ nào và có chức năng gì? Những đơn vị nào trực thuộc Trường?
Cập nhật 3 tháng trước -
Tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội ra đi làm lương cao không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan nào? Hiệu trưởng trường có trách nhiệm gì?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước -
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hội Luật gia Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước
-
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy trình tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự? Kỹ năng cần có để được tuyển dụng?
Cập nhật 3 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước