Từ năm 2021, có thêm 01 hành vi NLĐ có thể bị sa thải nếu vi phạm
Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lưc từ ngày 01/01/2021 có nhiều quy định đổi mới so với Bộ Luật lao động 2012, trong đó đáng lưu ý là việc bổ sung thêm quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Bộ Luật Lao động 2012 quy định hình thức sa thải được áp dụng trong 11 trường hợp, sau:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.
Tuy nhiên từ ngày 01/01/2021 thì Bộ luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực, Điều 125 của Bộ luật này đã bổ sung thêm 1 trường hợp sa thải, đó là: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.”
Trong đó, một trong những điều kiện của hình thức này gồm có việc người sử dụng lao động phải xây dựng được nội dung làm việc và ghi rõ quy định kỷ luật là sa thải nếu quấy rối tình dục tại nơi làm việc để làm căn cứ xử lý nếu có hành vi phát sinh.
Bên cạnh đó, hành vi quấy rối tình dục cũng được giải thích chi tiết, đây là điểm khác biệt so với BLLĐ 2021..
Theo Khoản 9, Điều 3 BLLĐ 2019, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Các hình thức xử lý kỷ luật người lao động, gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải.
-
Xử lý ra sao khi bị quấy rối tình dục nơi công sở
Cập nhật 7 tháng trước -
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị quấy rối nơi công sở
Cập nhật 1 năm trước -
03 Hành vi quấy rối tình dục cụ thể tại nơi làm việc có thể bị sa thải từ năm 2021
Cập nhật 1 năm trước -
Hiện tại chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục
Cập nhật 2 năm trước
-
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?
Cập nhật 22 giờ trước -
"Rì viu sương sương" ngành Luật trường ĐH Tôn Đức Thắng
Cập nhật 1 ngày trước -
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 15 giờ trước -
Top 05 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vào các công ty Luật
Cập nhật 2 ngày trước -
03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Kiểm sát viên
Cập nhật 3 ngày trước -
Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
Cập nhật 21 giờ trước
-
Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương tháng 13?
Cập nhật 13 giờ trước -
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động
Cập nhật 2 ngày trước -
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
Cập nhật 2 ngày trước -
Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hồ sơ đề nghị trợ cấp
Cập nhật 2 ngày trước -
Theo quy định của pháp luật thì thời gian nghỉ trưa của người lao động (NLĐ) là 1 giờ hay 30 phút?
Cập nhật 20 giờ trước -
Khi nào NLĐ được nhận tiền hỗ trợ, tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
Cập nhật 22 giờ trước