05 tố chất quyết định bạn có học tốt ở trường Luật hay không
Thì đậu vào trường Luật là cái khó đầu tiên, học tốt ở trường Luật là cái khó thứ hai. Cái khó đầu tiên bạn thực hiện được bằng sự nổ lực trong thời gian học phổ thông. Tuy nhiên để thực hiện cái khó thứ hai, ngoài sự nổ lực thì bạn cần phải có những tố chất của riêng mình. Vậy những tố chất cần có của một người học Luật là gì?
1. Thích đọc sách
Đam mê đọc là một đức tính cần có của một người học Luật. Việc bạn có thói quen đọc sách giúp bạn có được phản xạ tốt khi tiếp xúc với các mặt chữ. Đọc sách nhiều khiến cho tốc độ đọc, khả năng tóm tắt và thu thập thông tin cũng sẽ tốt dần lên qua năm tháng. Và đây là 02 yếu tố có tính chất quyết định bạn có thể học tốt ở trường Luật hay không. Đặc thù ngành học này đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, với những tố chất sẵn có khi có thói quen đọc, bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp với ngành học và có điều kiện để tiến xa hơn trong nghiên cứu, học thuật so với bạn bè cùng khóa.
2. Học tốt các môn khoa học tự nhiên
Có quan niệm cho rằng, học Luật là việc đọc những “con chữ” rất nhiều, cho nên sẽ phù hợp với những bạn học bang xã hội với các môn như văn, sử, địa lý… Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Việc học tốt các môn học xã hội chỉ là điều kiện cần để học Luật, và điều kiện đủ chính là việc bạn có tư duy logic hay không. Và việc tư duy logic có tốt hay không chính là thông qua kết quả học tập các môn học tự nhiên ở trường phổ thông, đặc biệt là môn Toán. Sẽ có bạn cho rằng, khó có ai học giỏi văn mà lại vừa giỏi toán. Đồng ý là số đó rất ít, tuy nhiên ở đây chúng ta không cần đến việc phải thật sự giỏi văn và giỏi toán, mà cái chúng ta cần là một tư duy logic nhạy bén mà thôi. Mà con người có logic nhạy bén, biểu hiện rõ nhất chính là kết quả học tập các môn học tư nhiên.
Luật là ngành học đòi hỏi sự phản biện cao, một người có tư duy logic tốt là một người có tố chất để tranh luận tốt. Cộng với điều kiện cần là học tốt các môn xã hội, lúc đó bạn đã hội tụ gần đủ kỹ năng để “sống” tốt ở trường Luật rồi.
3. Là người am hiểu kiến thức xã hội
Luật học là ngành học về những quy định điều chỉnh sự vận hành của xã hội. Với một nền kiến thức xã hội tốt, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các quy định của pháp luật.
Để nâng cao kiến thức xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế phổ thông, bạn nên thường xuyên xem thời sự 19h, theo dõi các trang báo chính thống của Nhà nước, theo dõi các chương trình, gameshow kiến thức như Ai là triệu phú…
Tin tôi đi, để hiểu được các quy định điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, thì điều cần trước tiên là bạn phải hiểu phần nào quan hệ xã hội đó đã.
4. Có thói quen phản biện xã hội
Như đã đề cập, ngành Luật là ngành học đòi hỏi người học có tư duy phản biện tốt, vì từ khi trên ghế nhà trường, cho đến khi bước chân vào nghề Luật, bạn phải liên tục tranh luận, và tranh luận.
Chính vì vậy, việc có thói quen và tư duy phản biện xã hội chính là một tố chất rất tốt quyết định bạn có thể học tốt, làm tốt, sống tốt với nghề Luật hay không.
Sẽ có bạn thắc mắc, phản biện xã hội là gì? Đó là thói quen đặt câu hỏi ngược lại để làm rõ thông tin tiếp nhận. Ví dụ, như vụ án Hồ Duy Hải, với một người chưa từng kinh qua trường Luật, việc đơn thuần chỉ là nghe và đọc thông tin trên báo chí. Tuy nhiên với một người có thói quen phản biện xã hội, họ sẽ đặt câu hỏi ngược lại. Ví dụ như:
- Tại sao vụ án này lại kéo dài như vậy?
- Tại sao dư luận đặc biệt quan tâm?
- Tại sao Luật sư, giới Luật có nhiều ý kiến tranh cãi về kết quả giám đốc thẩm?
…
Từ những câu hỏi mang tính phản biện đó, sẽ kích thích sự tò mò của trí não và chính bạn sẽ đi tìm câu trả lời cho chính mình bằng những bài nghiên cứu của các chuyên gia, từ những phân tích của những Luật sư có uy tín… dần dần những câu hỏi của bạn sẽ được làm rõ, bạn sẽ có nhận thức riêng về vấn đề mà bạn quan tâm chứ không đơn thuần là chỉ nghe, đọc và chỉ để biết.
5. Có lập trường vững vàng nhưng không được quá bảo thủ
Trong tranh luận, việc có lập trường vững vàng là điều rất quan trọng. Bạn sẽ có cơ sở để dùng mọi khả năng, mọi lý lẽ để bảo vệ cho lập trường của mình. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “nhân vô thập toàn”. Có nghĩa là, không phải lúc nào quan điểm của bạn cũng đúng. Việc bảo vệ quan điểm là đúng, tuy nhiên việc nhận ra cái sai của mình lại càng quan trọng hơn. Việc biết nhận ra cái sai của mình sẽ giúp bạn tiến bộ hơn trong nghiên cứu, trong công việc, không riêng gì ngành Luật mà tất cả các ngành nghề khác trong xã hội cũng vậy.
Trên là 05 tố chất mà theo quan điểm cá nhân của riêng tôi là cần thiết nhất để bạn vững hành trang bước vào trường Luật. Có thể có bạn sẽ có đủ, có thể thiếu, hoặc có thể có bạn chưa có yếu tố nào trong 05 yếu tố kể trên. Tuy nhiên, người ta có câu “không bao giờ là muộn”, nếu bạn thật sự có đam mê với nghề Luật, kể cả khi bạn đang là sinh viên năm 3, năm 4, bạn cũng có thể tích lũy kiến thức, kỹ năng cho mình, ngay từ lúc này.
-
03 Vấn đề cần làm rõ về ngành Luật gửi đến sinh viên
Cập nhật 13 ngày trước -
Ngành Luật là một trong những ngành nghề không lo thất nghiệp
Cập nhật 16 ngày trước -
04 lầm tưởng của người Việt về chuyện học luật
Cập nhật 21 ngày trước -
Học luật có cần giỏi học thuộc lòng?
Cập nhật 26 ngày trước -
Học Luật cần giỏi môn gì?
Cập nhật 3 tháng trước -
Những câu thả thính đậm chất dân học luật
Cập nhật 4 tháng trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 6 ngày trước -
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 7 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 7 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 6 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 6 ngày trước
-
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 7 giờ trước -
Công an TPHCM nói về vụ Lê Chí Thành
Cập nhật 7 giờ trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 7 giờ trước -
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao HĐBA Liên Hợp Quốc
Cập nhật 7 giờ trước -
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 2 ngày trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 2 ngày trước