06 Cụm từ nên tránh để trở nên chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp

Giao tiếp là một dạng kỹ năng thông qua quá trình rèn luyện. Sự tương tác tốt thông qua kỹ năng giao tiếp sẽ giúp tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Do vậy để trở nên chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp thì hãy loại bỏ 06 cụm từ sau đây khỏi “từ điển” của mình.

1 – Thật ra là

Cụm từ  này được dùng như một hình thức để câu giờ khi nhận được các câu hỏi mà bản thân không nhận biết được câu cả lời chính xác. “Thật ra là tôi cũng cũng không rõ nữa”; “Thật ra là nó nằm ngoài khả năng của mình.”. Nhiều ứng cử viên khi đi xin việc vẫn rất thường hay dùng cụm từ này và nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng xấu và nghĩ là bạn thật sự không hiểu biết nhiều.

2 – Chỉ là

Lại là một cụm từ mang tính chất vòng vo là chính. “Tôi viết mail này chỉ là để thống báo…”. Cách nói này làm giảm uy tín, thiếu sự tin và phủ nhận tầm quan trọng của thông điệp bạn muốn truyển tải. Thay vì dùng “chỉ là” bạn có thể chỉnh sửa cách viết cứng rắn tự tin hơn như: “Tôi viết mail này nhằm mục đích thông báo…”

3 – Giá như

Giá như đồng nghĩa với nếu như dùng để nêu một giả thiết thường trái với thực tế, cho thấy với giả thiết đó thì sự việc xảy ra đã (hoặc sẽ) khác đi. Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng cụm từ này thường trở nên vô nghĩa vì nó chỉ mang tính chất mong muốn ước gì chứ thực tế không phải như vậy. Thay vì nói giá như đã để công việc trở nên tệ đi hay mọi thứ không như mong muốn thì hãy tìm hướng khắc phục giải quyết những điều tồi tệ đã xảy ra.

4 – Xin lỗi

Xin lỗi là một cụm từ cần thiết. Người ta thường đánh giá sự tự tử tế thông qua lời xin lỗi và lời cảm ơn. Tuy nhiên nó cần thiết không có nghĩa là bạn hoàn toàn lạm dụng nó. Hãy nói xin lỗi khi thật sự mắc lỗi đừng dùng từ xin lỗi về bất kỳ điều gì khi mình thật sự không có lỗi. Ví dụ khi nhận được một cuộc hẹn bạn không thể tham dự được thay vì nói: “Xin lỗi. hôm đó tôi không thể gặp anh được” thay thế bằng “ Rất lấy làm tiếc khi hôm đó tôi không thể gặp anh được.” Và chủ động đưa một giải pháp hẹn vào ngày rảnh chẳng hạn.

5 – Hy vọng là

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, đừng chỉ hy vọng mà hãy hành động. Thay vì nói “Tôi hy vọng nhận được câu trả lời của anh vào thứ 2”, hãy nói “Tôi đợi câu trả lời vào thứ 2 nếu anh quên tôi sẽ chủ động liên lạc.”

6 – Nói năng không lưu loát

Trong những cuộc đối thoại, những từ như “à”, “ừm”, “thì là như thế này”, “bạn hiểu mà đúng không?” thường xuyên xuất hiện. Chúng giống như những nhịp nghỉ để ta kịp suy nghĩ về những gì sẽ nói tiếp theo. Điều này trong buổi nói chuyện bình thường không mấy tai hại vì người đối diện có thể bỏ qua cho bạn. Thế nhưng, khi bạn phát biểu trước đám đông hay trong một buổi trình bày, nói chuyện với sếp hoặc những buổi thảo luận chuyên nghiệp việc ấp úng, ngập ngừng này khó có thể chấp nhận được.

Một trong những cách để khắc phục lỗi giao tiếp này là quay video bản thân mình ít nhất một lần trước khi chuẩn bị phỏng vấn hoặc khi thực hành thuyết trình. Sau một thời gian luyện tập, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng cao bạn và không còn ngại ngùng khi giao tiếp nữa.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.339