Kỹ năng cần có để trở thành một Luật sư giỏi
Để trở thành một luật sư giỏi, ngoài kiến thức đã được đào tạo thì cần trang bị thêm những kỹ năng nào? - Ngọc Hoa (Sóc Trăng)
- 1. Kỹ năng giao tiếp để trở thành một luật sư giỏi
- 2. Tư duy pháp lý rõ ràng để trở thành một luật sư giỏi
- 3. Nắm rõ các các trường hợp khiếu nại, khởi kiện, thủ tục tố tụng
- 4. Để ý đến tiểu tiết để trở thành một luật sư giỏi
- 5. Đạo đức nghề nghiệp đặt lên hàng đầu
- 6. Kỹ năng phân tích vấn đề để trở thành một luật sư giỏi
- 7. Kiên nhẫn để trở thành một luật sư giỏi
Để trở thành một luật sư giỏi, người học luật cần rèn luyện và học hỏi rất nhiều kỹ năng. Trong đó có thể kể đến một số kỹ năng quan trọng sau:
1. Kỹ năng giao tiếp để trở thành một luật sư giỏi
Thường được gọi là “thầy cãi”, giao tiếp là yếu tố quan trọng tiên quyết khi muốn theo đuổi ngành luật nói chung và nghề luật sư nói riêng.
Cách trình bày rõ ràng, kỹ năng thuyết phục giúp tăng độ uy tín của luật sư và thăng tiến nhanh chóng trong công việc.
2. Tư duy pháp lý rõ ràng để trở thành một luật sư giỏi
Nếu kỹ năng giao tiếp là bề ngoài của luật sư thì tư duy pháp lý là bản chất của luật sư. Khi tiếp nhận thông tin vụ việc từ khách hàng, luật sư cần tổng hợp, phân tích những điểm mấu chốt của vấn đề từ đó áp dụng cơ sở pháp lý phù hợp để giải quyết.
Để làm được điều này, luật sư cần có một tư duy rành mạch, logic, nắm vững căn cứ pháp luật, từ đó hiểu rõ bản chất của vụ việc và đưa ra các phương án xử lý.
Kỹ năng cần có để trở thành một Luật sư giỏi (Hình từ Internet)
3. Nắm rõ các các trường hợp khiếu nại, khởi kiện, thủ tục tố tụng
Nếu là luật sư tư vấn các vấn đề dân sư thì khiếu nại, khởi kiện là tình huống khó tránh khỏi. Vì vậy nắm rõ các tình tự thủ tục khi thực hiện khiếu nại, khởi nhằm giải quyết nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng.
Còn nếu bạn là luật sư tranh tụng, tiếp xúc với thủ tục tố tụng là việc hằng ngày. Để làm tốt công việc, luật sư cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề và tư vấn phương án các tình huống thuận lợi nhất cho thân chủ.
4. Để ý đến tiểu tiết để trở thành một luật sư giỏi
Nắm bao quát vụ việc là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, để làm nên danh tiếng của một luật sư, để ý đến tiểu tiết làm nên sự khác biệt. Những chi tiết nhỏ, ít người để ý đến có thể là mấu chốt để xoay chuyển một vấn đề.
Ngoài ra, việc sai chính tả, sai căn cứ pháp lý cũng làm giảm uy tín của luật sư đối với khách hàng một cách nghiêm trọng.
5. Đạo đức nghề nghiệp đặt lên hàng đầu
Là luật sư, tiếp xúc với nhiều đối tượng, tiếp cận đến nhiều thông tin, và là nơi mà khách hàng tin tưởng tìm đến. Giữ hình ảnh chuyên nghiệp và là nơi uy tín giúp cho luật sư nâng cao vị thế của mình đối với khách hàng.
Bên cạnh đó, nghề luật sư là nghề trong hoạt động tư pháp, bảo đảm lẽ công bằng và bảo vệ cho người yếu thế, vì vậy, trung thực và tuân thủ pháp luật là kim chỉ nam cho người hành nghề luật sư.
6. Kỹ năng phân tích vấn đề để trở thành một luật sư giỏi
Bên cạnh tư duy pháp lý rõ ràng, kỹ năng phân tích vấn đề cũng quan trọng không kém.
Pháp luật của Việt Nam được chia làm nhiều lĩnh vực và nhiều văn bản quy định. Vì vậy, hiểu rõ hệ thống văn bản pháp luật, thường xuyên cập nhật thực tiễn và áp dụng cả hai vào giải quyết vụ việc giúp luật sư chủ động hơn và tăng tỷ lệ thành công trong vụ việc đó.
Ngoài ra, với lượng lớn các tài liệu liên quan cần nắm rõ, kỹ năng này giúp luật sư tìm ra đâu là điểm quan trọng và đâu là tình tiết bổ sung. Điều này giảm tải thời gian làm việc của luật sư đáng kể.
7. Kiên nhẫn để trở thành một luật sư giỏi
Ngoài các kỹ năng về tư duy, lý thuyết như đã nêu ở trên, kiên nhẫn là đức tính tối thiểu mà luật sư cần phải có nếu muốn thành công trong ngành nghề này.
Nghề luật sư nằm trong rất nhiều mối quan hệ đối với các bên, gồm có: khách hàng, cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp,… Do đó, ngoài khối lượng công việc và thông tin cần xử lý, việc dành thời gian và đầu tư vào các mối quan hệ này là tối cần thiết.
Việc làm dưới áp lực và trách nhiệm cao khiến cho nghề luật sư cần có một sự bình tĩnh và kiên nhẫn để đồng hành cùng khách hàng và hợp tác với các bên khác.
-
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 1 ngày trước -
Luật sư có quyền hạn gì? Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Cập nhật 7 ngày trước -
Ai có quyền thu hồi thẻ Luật sư?
Cập nhật 8 ngày trước -
Làm sao để thành Luật sư? Mất bao lâu để trở thành Luật sư? Ai là người cấp thẻ Luật sư?
Cập nhật 7 ngày trước -
Bổ nhiệm luật sư: Thống nhất bổ sung tiêu chuẩn có bản lĩnh chính trị vững vàng?
Cập nhật 23 ngày trước -
Lời chúc cho Luật sư nhân ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
Cập nhật 24 ngày trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 14 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 15 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước