Cử nhân luật ra trường không kinh nghiệm vẫn tìm được việc làm tốt
Câu chuyện tìm việc khi không có kinh nghiệm luôn là chủ đề mà nhiều bạn tân cử nhân quan tâm không chỉ riêng ngành luật mà còn nhiều ngành nghề khác nữa. Với một ngành nghề đặc thù như ngành luật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức để hành nghề thì cơ hội việc làm nào cho các bạn tân Cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường không có kinh nghiệm?
- Nhu cầu tìm ứng viên có nhiều kinh nghiệm là nhu cầu chung của hầu hết các doanh nghiệp, công ty
- Không có kinh nghiệm không có nghĩa là không có cơ hội
- Tự tạo kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
- Lấp đầy kinh nghiệm bằng kỹ năng của mình
- Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, vị trí thấp nhất
- Có khá nhiều doanh nghiệp, công ty tạo điều kiện cho Cử nhân không có kinh nghiệm
Nhu cầu tìm ứng viên có nhiều kinh nghiệm là nhu cầu chung của hầu hết các doanh nghiệp, công ty
Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm luôn là bộ 03 tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên. Kiến thức được trau dồi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và qua sự tìm tòi nghiên cứu của mỗi người. Kỹ năng là thứ vốn có thông qua giao tiếp xử sự cách ứng xử làm việc. Còn kinh nghiệm chính là sự vận dụng kiến thức để hành nghề thực tế liên quan đến lĩnh vực học. Nếu thiếu một trong 03 yếu tố trên thì quá trình xin việc sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại.
(Hình từ Internet)
Vì lẽ đó trên 80% doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc. Cơ hội việc làm phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm nhiều hay ít của mỗi ứng viên. Đối với Ngành Luật liên quan đến lĩnh vực pháp lý nên ứng viên càng có nhiều kinh nghiệm kiến thức cơ hội việc làm càng cao ngược lại các bạn sinh viên mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm bị yếu thế ít nhiều.
Thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh gay gắt, làm sao để tạo sự khác biệt giữa các ứng viên thật sự khó khăn. Cần làm bản thân mình nổi bật hơn người khác để có thể “lọt vào mắt xanh” nhà tuyển dụng.
Không có kinh nghiệm không có nghĩa là không có cơ hội
Tự tạo kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Việc hoạt động năng nổ khi còn ngồi trên giảng đường đôi lúc chính là chiếc phao cứu sinh cứu sống bạn trong những lúc này. Việc tham gia câu lạc bộ hội nhóm liên quan đến ngành học, nghiên cứu lĩnh vực pháp luật sẽ giúp bạn trở nên năng động và nhiệt tình trong mắt nhà tuyển dụng.
Các giải thưởng, các cuộc thi cũng là một trong những kinh nghiệm cọ sát thực tế để nhà tuyển dụng làm căn cứ đánh giá ứng viên.
Lấp đầy kinh nghiệm bằng kỹ năng của mình
Khi bản thân bạn chưa có kinh nghiệm dày dặn thì một trong những điểm nổi bật của bản thân để lấp đầy lỗ hổng kinh nghiệm cần tận dụng tối đa đó là kỹ năng.
(Hình từ Internet)
Đối với ngành luật, kỹ năng là yếu tố không thể thiếu trong lúc hành nghề. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đọc luật, phân tích luật, kỹ năng soạn thảo văn bản. Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình có thể thành thục các dạng kỹ năng này thì chắc chắn không ai nỡ từ chối bạn.
Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng kinh nghiệm có thể còn thua thiệt nhưng với kỹ năng và kiến thức vốn có chắc chắn bạn sẽ là một phần không thể thiếu để giúp công ty phát triển.
Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, vị trí thấp nhất
Rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường không có kinh nghiệm đã chấp nhận bắt đầu từ vị trí thực tập sinh để trau dồi kiến thức, từ đó cũng dễ dàng học hỏi và tạo bước đệm cho tương lai việc làm sau này của mình.
Nỗi lo kinh nghiệm làm việc có thể bắt đầu khi bạn tốt nghiệp nhưng có nhiều bạn nhận ra nó từ khá sớm và xác định được tầm quan trọng của phần kinh nghiệm làm việc nên đã tìm cho mình nơi thực tập tốt phù hợp để có thể gắn bó và trở thành nhận viên chính thức sau này.
Có khá nhiều doanh nghiệp, công ty tạo điều kiện cho Cử nhân không có kinh nghiệm
Bên cạnh những công ty chỉ chăm chăm tuyển dụng nhân sự yêu cầu kinh nghiệm thì có không ít công ty, doanh nghiệp tạo điều kiện cho các bạn sinh viên mới ra trường vừa học vừa làm dĩ nhiên là với mức lương hỗ trợ. Nếu được việc các bạn sẽ trở thành nhân viên chính thức của quý công ty, doanh nghiệp đó.
Hiện nay, Cử nhân luật có thể tìm việc ở các trang đăng tin tuyển dụng uy tín như NhanLucNganhLuat.vn.
-
Công việc bán thời gian là gì? Một số lưu ý với người lao động về việc làm bán thời gian
Cập nhật 2 ngày trước -
Hướng dẫn tìm việc làm khi chưa có kinh nghiệm
Cập nhật 27 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 27 ngày trước -
Hệ vừa học vừa làm và những điều cần biết
Cập nhật 3 tháng trước -
Trung tâm giới thiệu việc làm là gì? Trung tâm dịch vụ việc làm có phải là trung tâm giới thiệu việc làm không?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động thất nghiệp được Nhà nước hỗ trợ những chính sách nào?
Cập nhật 1 năm trước
-
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Nếu sếp làm sai, bạn phải làm gì?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu đơn xin thôi việc/ nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2022
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên
Cập nhật 3 ngày trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 6 ngày trước -
“Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” – Câu hỏi thường được hầu hết các nhà tuyển dụng hỏi khi phỏng vấn và cách trả lời hiệu quả nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển
Cập nhật 6 ngày trước
-
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 14 giờ trước -
Mẫu đơn xin việc viết tay mới nhất hiện nay? Đơn xin việc viết tay được không?
Cập nhật 15 giờ trước -
Phiếu thông tin về người tìm việc làm có bắt buộc khi đi xin việc không?
Cập nhật 1 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 1 ngày trước -
Công việc bán thời gian là gì? Một số lưu ý với người lao động về việc làm bán thời gian
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu Đơn xin việc mới nhất? Hướng dẫn viết đơn xin việc trong hồ sơ xin việc chuẩn, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng?
Cập nhật 2 ngày trước