Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật theo quy định
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cơ quan có quyền ban hành pháp luật theo quy định hiện nay.
1. Pháp luật là gì?
Có thể hiểu pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật theo quy định
Theo như quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) thì đối với mỗi văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì thẩm quyền ban hành cũng thuộc về chủ thể khác nhau. Cụ thể:
Cơ quan nhà nước (chủ thể ban hành) | Văn bản quy phạm pháp luật |
Quốc hội | Hiến pháp; Bộ luật; Luật; Nghị quyết |
Ủy ban thường vụ quốc hội | Nghị quyết liên tịch, Nghị quyết, Pháp lệnh |
Chính phủ | Nghị quyết liên tịch, Nghị định |
Chủ tịch nước | Lệnh, Quyết định |
Thủ tướng | Quyết định |
Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư,Thông tư liên tịch |
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao | Thông tư, Thông tư liên tịch |
Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Thông tư, Thông tư liên tịch |
Tổng kiểm toán nhà nước | Quyết định |
Hội đồng nhân dân | Nghị quyết |
Uỷ ban nhân dân | Quyết định |
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm như sau:
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
- Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
- Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật theo quy định (Hình từ internet)
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.
Tags:
thẩm quyền ban hành pháp luật pháp luật quy phạm pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật-
Công đoàn là gì? Người lao động có nên gia nhập công đoàn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Hướng dẫn rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác và mẫu đơn rút học bạ
Cập nhật 5 giờ trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước