Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy?
Cho tôi hỏi, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng cháy chữa cháy đối với lối thoát nạn, đường thoát nạn và hệ thống báo cháy, chữa cháy? Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt đến 50 triệu đồng? (Đình Quốc - Tp. Hồ Chí Minh)
- Lối thoát nạn của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng cháy chữa cháy?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng cháy chữa cháy đối với đường thoát nạn?
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy như thế nào để cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đáp ứng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt đến 50 triệu đồng?
Lối thoát nạn của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo tiểu mục A.4.2 Mục A.4 Phụ lục A Quy định bổ sung đối với một số nhóm nhà cụ thể QCVN 06:2022/BXD, cụ thể đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke (thuộc nhóm F2.1) như sau:
- Các tầng nhà của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn.
- Cho phép từ mỗi tầng có một lối ra thoát nạn, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2. Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2;
+ Toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động;
+ Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;
+ Phải có thêm ít nhất một lối ra khẩn cấp từ các tầng nhà dẫn ra ban công thoáng, hoặc dẫn lên vùng an toàn trên sân thượng thoáng, hoặc dẫn ra cầu thang bộ loại 3.
CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.
- Lối ra thoát nạn từ mỗi tầng nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải dẫn vào buồng thang bộ với cửa ngăn cháy loại 2.
Cơ sở kinh doanh karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về thoát nạn trong PCCC? (Hình từ internet)
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng cháy chữa cháy đối với đường thoát nạn?
Căn cứ theo tiểu mục A.4.3 Mục A.4 Phụ lục A Quy định bổ sung đối với một số nhóm nhà cụ thể QCVN 06:2022/BXD, cụ thể đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke (thuộc nhóm F2.1): Đường thoát nạn trên mỗi tầng nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa như sau:
- Đối với nhà có bậc chịu lửa I - phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30;
- Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV - phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất El 15.
Trên đường thoát nạn phải bố trí bổ sung các biển báo chỉ dẫn thoát nạn tầm thấp theo TCVN 13456.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy như thế nào để cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đáp ứng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy?
Tại tiểu mục A.4.6 đếm A.4.8 Mục A.4 Phụ lục A Quy định bổ sung đối với một số nhóm nhà cụ thể QCVN 06:2022/BXD đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke (thuộc nhóm F2.1) như sau:
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, phương tiện phòng cháy chữa cháy trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải tuân thủ TCVN 3890, TCVN 5738, TCVN 7336.
- Chuông, đèn báo cháy phải được bố trí trong các hành lang, sảnh chung và trong từng gian phòng của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke.
- Hệ thống điện của giàn âm thanh, hình ảnh phải được kết nối liên động, tự động ngắt khi có tín hiệu từ hệ thống báo cháy tự động và điều khiển ngắt bằng tay (nút điều khiển ngắt bằng tay được đặt tại phòng trực điều khiển chống cháy hoặc tại khu vực lễ tân, có biển chỉ dẫn) khi có cháy.
- Phòng trực điều khiển chống cháy (nếu có) phải tuân thủ 6.17 QCVN 06:2022/BXD.
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau về phòng cháy chữa cháy:
- Bậc chịu lửa của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này và tối thiểu là bậc IV.
- Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo nếu có), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải có cấp nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn CV1.
- Nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải có sân thượng thoáng và lối vào từ trên cao theo quy định tại 6.3.1 đến 6.3.4 để lực lượng chữa cháy tiếp cận được.
- Biển quảng cáo của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke phải tuân thủ quy định của QCVN 17:2018/BXD.
CHÚ THÍCH: Việc rà soát, khắc phục, bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của quy chuẩn này đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường được đưa vào sử dụng trước thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực được thực hiện theo hướng dẫn riêng của cơ quan công an có thẩm quyền
Lưu ý: Việc rà soát, khắc phục, bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của QCVN 06:2022/BXD nêu trên đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được đưa vào sử dụng trước thời điểm QCVN 06:2022/BXD có hiệu lực được thực hiện theo hướng dẫn riêng của cơ quan công an có thẩm quyền.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt đến 50 triệu đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy như sau:
“Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.”
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy nêu trên là mức phạt đối hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.
Tags:
cơ sở kinh doanh kinh doanh dịch vụ karaoke phòng cháy chữa cháy lối thoát nạn đường thoát nạn kinh doanh dịch vụ kinh doanh-
04 điều cần biết khi chọn học ngành Luật Kinh tế
Cập nhật 1 năm trước -
Cụ thể các hoạt động được mở/ đóng tại TP.HCM từ ngày 1/10
Cập nhật 3 năm trước -
Công việc chi tiết vị trí Trưởng nhóm Telesales
Cập nhật 3 năm trước -
Giám sát bán hàng và những điều kiện cần để phát triển trong thời kì hội nhập
Cập nhật 3 năm trước -
Pháp chế Bất động sản làm những việc gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Giám sát bán hàng là gì? Mô tả công việc giám sát bán hàng
Cập nhật 1 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 20 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 20 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước