Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?

(có 1 đánh giá)

Học phí là gì? Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu? Sinh viên nào được miễn học phí theo quy định của pháp luật hiện nay?

Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024

Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 3499/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/09/2023 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2023-2025;

Căn cứ Công văn số 5459/BGDĐT-KHTC ngày 02/10/2023 về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024;

Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tạm thu học phí năm học 2023-2024 như sau:

Hệ đào tạo

Mức
 thu/tháng

Khung chương
 trình (TC)

Mức thu/TC)

I. Đối với người Việt Nam (Đơn vị tính: VNĐ)

 

 

 

1. Cử nhân chính quy - ngành Luật và Luật KD

 

 

 

1.1. Khóa QH-2018-L(K63) trở về trước

 

 

382,000

1.2. Khóa QH-2019-L(K64)

1,375,000

144

382,000

1.3. Khóa QH-2020-L(K65)

1,375,000

144

382,000

1.4. Khóa QH-2021-L(K66)

1,375,000

144

382,000

1.5. Khóa QH-2022-L(K67)

1,375,000

145

379,000

1.6. Khóa QH-2023-L (Luật học K68)

2,125,000

145

586,000

1.7. Khóa QH-2023-L (Luật kinh doanh K68)

2,250,000

145

621,000

2. Cử nhân chính quy - ngành Luật TMQT

 

 

 

2.1. Khóa QH-2019-L(K64)

1,375,000

140

393,000

2.2. Khóa QH-2020-L(K65)

1,375,000

140

393,000

2.3. Khóa QH-2021-L(K66)

1,375,000

140

393,000

2.4. Khóa QH-2022-L(K67)

1,375,000

140

393,000

2.5. Khóa QH-2023-L (K68)

2,125,000

140

607,000

3. Cử nhân chính quy CLC theo TT 23

 

 

 

3.1. Khóa QH-2018-L(K63) trở về trước

3,500,000

165

848,500

3.2. Khóa QH-2019-L(K64)

3,500,000

159

880,500

3.3. Khóa QH-2020-L(K65)

3,500,000

159

880,500

3.4. Khóa QH-2021-L(K66)

3,500,000

159

880,500

3.5. Khóa QH-2022-L(K67)

3,500,000

160

875,000

4. Khóa QH-2023-L (K68)

2,500,000

160

625,000

5. Cử nhân vừa làm vừa học

 

 

 

5.1. Cử nhân VLVH bằng 2 QH- 2021 trở về trước

2,062,500

108

488,000

5.2. Cử nhân VLVH bằng 1 QH - 2020

2,062,500

140

663,000

5.3. Cử nhân VLVH bằng 1 QH - 2021

2,062,500

140

663,000

5.4. Cử nhân VLVH bằng 2 QH - 2022

2,062,500

105

589,000

5.5. Cử nhân VLVH bằng 2 QH - 2023

3,081,250

105

880,000

6. Cử nhân bằng kép

 

 

 

6.1. Cử nhân bằng kép 2022 trở về trước

 

 

470,000

6.2. Cử nhân bằng kép 2023 ngành Luật học

 

 

586,000

6.3. Cử nhân bằng kép 2023 ngành Luật kinh doanh

 

 

621,000

7. Thạc sĩ

 

 

 

7.1. Khóa QH2021/K27 về trước

2,062,500

64

645,000

7.2. Khóa QH2022/K28

2,062,500

60

688,000

7.3. Khóa QH2023/K29

3,081,250

60

1,027,000

8. Nghiên cứu sinh

 

 

 

8.1. Nghiên cứu sinh từ cử nhân

 

 

 

8.1.1. Nghiên cứu sinh khóa tuyển sinh 2022 trở về trước

3,437,500

133

1,034,000

8.1.2. Nghiên cứu sinh khóa tuyển sinh 2023

4,781,250

120

1,594,000

8.2. Nghiên cứu sinh từ thạc sĩ

 

 

 

8.2.1. Nghiên cứu sinh khóa tuyển sinh 2022 về trước

3,437,500

93

1,109,000

8.2.2. Nghiên cứu sinh khóa tuyển sinh 2023

4,781,250

90

1,594,000

II. Đối với người nước ngoài (Đơn vị tính: USD)

 

 

 

1. Cử nhân chính quy hệ chuẩn

 

 

166

2. Cử nhân chính quy hệ CLC theo TT 23 khóa tuyển sinh 2022 trở về trước

 

 

264

3. Cử nhân chính quy hệ CLC khóa tuyển sinh 2023

 

 

221

4. Thạc sĩ

 

 

250

5. Nghiên cứu sinh

 

 

416

Như vậy, học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 như trên.

Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?

Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Học phí là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ

2. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Sinh viên nào được miễn học phí?

Theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng được miễn học phí

1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.

3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).

7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.

8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).

9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).

10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Như vậy, sinh viên được miễn học phí bao gồm:

- Sinh viên khuyết tật.

- Sinh viên hệ cử tuyển theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.050 
Việc làm mới nhất