Những điều bạn phải trả giá nếu cứ nhảy việc thường xuyên

Từ bỏ một công việc với mức lương ổn định để bắt đầu một điều mới vốn chưa bao giờ dễ dàng. Việc “thoát khỏi vùng an toàn” tức là đang tự đặt mình đương đầu với khó khăn thử thách. Rõ ràng nhảy việc mang cho ta nhiều trải nghiệm thú vị nhưng nếu cứ nhảy việc thường xuyên và không có ý định dừng lại có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được.

Nếu như nói về cái được của hành động nhảy việc thì đâu đâu cũng nói là: Nhảy việc nhiều cơ hội thăng tiến, khám phá được nhiều khả năng của bản thân, đổi môi trường làm việc sẽ có thêm nhiều mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp xã hội mới,…

Tuy nhiên bên cạnh cái được dĩ nhiên vẫn tồn tại những cái mất mà bạn nên cân nhắc trước khi muốn nhảy việc.

Bỏ phí kinh nghiệm và mất cơ hội thăng tiến

Không nói ngoa khi nhận định rằng mỗi lần nhảy việc bạn phải bắt đầu lại từ con số 0. Có thể quyết định nhảy việc xuất phát từ nhiều phía tuy nhiên là một người có năng lực có thể bạn đã vuột mất cơ hội thăng tiến cận kề nào đó khi nộp đơn xin thôi việc ở công ty cũ để đi tìm vùng trời riêng của bản thân và đến năm 30 tuổi nhìn lại bạn bè xung quanh đã đạt được những thành tựu nhất định, đứng ở vị trí cao hơn còn mình mãi chỉ là nhân viên quèn.

Không đủ thời gian xây dựng các mối quan hệ xã hội bền vững    

Khi trưởng thành là lúc bạn nhận ra các mối quan hệ xã hội xung quanh thật sự rất cần thiết cho công việc cho cuộc sống của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn chưa làm quen thân thiết được với đồng nghiệp môi trường ở công ty này đã nhảy sang công ty khác và tương tự các công ty sau cũng thế. Đến một ngày cần sự giúp đỡ của ai đó trong cùng lĩnh vực thì chợt nhận ra các mối quan hệ đều dừng lại ở mức xã giao lúc đó bạn mới hiểu mình đã bỏ lỡ nhiều thứ như thế nào.

Trong các cách tìm việc thì trong đó có một phần khá quan trọng đó là tận dụng các  mối quan hệ xung quanh. Nếu bạn không thiết lập được các mối quan hệ đáng thân thiết để họ sẵn sàng đứng ra giúp đỡ khi bạn cần thì bạn đã thất bại một phần.

Nhà tuyển dụng không đánh giá cao

Hãy đặt trường hợp đơn giản khi tiếp xúc với một ứng viên thường xuyên nhảy việc thì nhà tuyển dụng sẽ bị dè chừng vì biết đâu công ty này vẫn chưa đủ sức để níu giữ chân bạn ở lại gắn bó lâu dài và thế là bao nhiêu công sức đào tạo tuyển dụng đãi ngộ đổ sông đổ bể vì bạn vẫn quyết định “dứt áo ra đi”.

Tiếp sau phần đánh giá đặt trường hợp bạn sẽ rời bỏ công ty thì nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ về lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Là do đãi ngộ không tốt, đồng nghiệp hay cấp trên và tính cách thật sự của bạn như thế nào. Những câu hỏi như thế sẽ khiến họ dè chừng khi tuyển dụng bạn.

CV không chuyên nghiệp

Đừng nghĩ việc điền tất cả kinh nghiệm bạn có trong vô số lần nhảy việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thực tế với thời gian làm việc nhanh chóng thì những kĩ năng bạn góp nhặt ở các vị trí đó là không nhiều nó chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa” mà nhà tuyển dụng đủ thông minh để nhận ra CV của bạn đẹp phần nhìn chứ nội dung thì rỗng tuếch. Nó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị loại ngay từ vòng gửi xe.

Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để trải nghiệm, tuy nhiên đừng nhảy việc quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn điều này chỉ gây ra những điều bất lợi cho bản thân khi apply vào các vị trí công việc tiếp theo.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.617