04 Sai lầm mà sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi đi làm

(có 1 đánh giá)

Mới ra trường tìm việc làm là khoảng thời gian khó khăn: chuyên môn yếu, không kinh nghiệm, không kỹ năng vì vậy khi đi làm sinh viên thường rất e dè và thường mắc những sai lầm không đáng có dưới dưới đây.

Nghi ngờ năng lực bản thân

Một trong những sai lầm đầu tiên phải nói đến đó là tự nghi ngờ năng lực bản thân. Bởi vì những người mới ra trường thường non kinh nghiệm và mang tâm thế “cầm tay chỉ việc” nên khi được giao một công việc mới, một dự án có phần quá sức thì lại bật chế độ “sợ không làm được”. Năng lực là một loại khả năng và khả năng có thể rèn luyện được thông qua chuyên môn và học hỏi từ đồng nghiệp xung quanh. Việc nghi ngờ chính năng lực của mình không những không giúp ích cho công việc mà dễ gây ra tâm lý nản lòng. Điều này quả thật là một cản trở lớn trong việc phát triển sự nghiệp sua này.

Nôn nóng thể hiện bản thân

Đặc điểm này thường xuất hiện ở một số bạn trẻ mới ra trường có “chút kiến thức” sâu rộng hơn bình thường. Đây được xem là bản tính hiếu thắng của tuổi trẻ, xem bản thân mình thuộc loại khá và tự tin có thể giải quyết mọi công việc nếu được giao. Việc nôn nóng tự ý hoàn thành việc để tạo ra giá trị tốt nhất thể hiện bản thân mình giỏi thường sẽ tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Vì dù bạn có là sinh viên ưu tú trên ghế nhà trường thì ra đời vẫn vô số điều bạn cần phải học tiếp. Việc cố chứng minh bản thân nổi trội hơn trong một tập thể có thể gây lãng phí thời gian của người khác để khắc phục hậu quả mà bạn gây ra.

Không cam tâm thừa nhận sai lầm

Đã “làm công” thì việc bị cấp trên khiển trách vì trễ deadline, hiệu suất công việc không đạt như kỳ vọng,… là điều xảy ra như cơm bữa và hãy tập quen với điều đó.

Những người chưa va vấp nhiều thường bị sốc, tổn thương trước lời mắng của sếp khi đó có thể là việc mình làm sai hoặc cả một tập thể sai sót nhưng người chịu trận lại là mình. Việc “ghim lại” “để bụng” và không thừa nhận sai lầm lâu dần sẽ nhiều mâu thuẫn tích tụ với công ty và cấp trên.

Công việc không thể nào luôn suôn sẻ và bản thân mỗi người ai cũng có mặt tốt mặt xấu. Khi mắc sai lầm dù đúng dù sai bước đầu tiên cần làm là nhìn lại mình. Nếu sai cần khắc phục, đừng mang tâm lý đổ lỗi vì dù đổ lỗi cho ai thì sự việc cũng đã trật ra khỏi quỹ đạo của nó. Nếu bản thân bạn không sai có thể lựa chọn thời điểm thích hợp giải thích với cấp trên, xóa bỏ mọi hiểu lầm.

Luôn muốn nhảy việc vì những điều nhỏ nhặt

Nhảy việc không phải là một hành động tệ, nếu cảm thấy bản thân đang làm việc trong một môi trường toxic, tệ hại không thể phát triển thêm nữa bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một hướng đi mới có lợi hơn. Vấn đề cốt lõi của hành động nhảy việc chính là xác định được nguyên nhân muốn chuyển đổi việc làm. Nhưng ngày nay có nhiều bạn trẻ nhảy hết công ty này đến doanh nghiệp kia vì hằng hà vô số lý do: Sếp mắng, Mâu thuẫn với đồng nghiệp, bị Crush công ty cũ tỏ tình, chán nản, không hợp,…

Chuyển việc là việc hệ trọng vì vậy đừng vì những điều nhỏ nhặt có thể khắc phục được mà vội “dứt áo ra đi” hãy bình tĩnh nghĩ lại công việc này có thật sự tốt, môi trường có hợp để phát triển bản thân hay không? Tương lai gắn bó công ty có khả quan? Rồi hẵn quyết định nhảy việc.

Một số chia sẻ trên đây có thể là tâm lý của vài bạn trẻ. Hi vọng bài viết bổ ích giúp đỡ được bạn trong những ngày chập chững ra đời.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.128 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh
Việc làm mới nhất