Dù điệu cần là gì thì cũng phai có điều kiện đủ rồi mới đưa ra quyết định nhảy việc
Nhảy việc là không khái niệm cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Có rất nhiều lý do để một người đưa ra quyết định nhảy việc. Nhưng dù với lý do nào thì quyết định cuối cùng cũng không được là “quyết định nóng vội”. Để tránh sự nóng vội và dẫn đến những hệ lụy không tốt, mỗi người khi đứng trước quyết định nhảy việc cần phải cân nhắc xem đã có những “điều kiện đủ” hay chưa.
Như một logic thường thấy, sẽ không có ai đưa ra quyết định nhảy việc khi những điều kiện làm việc, phúc lợi, sếp, đồng nghiệp… lý tưởng và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và mục tiêu của họ. Một quyết định nhảy việc chỉ được đưa ra khi và chỉ có có một hoặc nhiều lý do khiến người lao động không hài lòng. Và thông thường những lý do đó thường không mấy vui vẻ.
Ngoại trừ những trường hợp người lao động cảm thấy “đủ” và cảm thấy “chạm trần” và không thể thăng tiến hơn, khi rơi vào trường hợp này, quyết định nhảy việc chắc chắn là hệ quả của một quá trình cân nhắc suy nghĩ rất kỹ càng. Ở phạm vi bài viết, chúng ta sẽ bàn đến những quyết định nhảy việc bất ngờ, ngoài dự tính, không nằm trong kế hoạch trung và dài hạn của bạn.
Nhảy việc trong những tình thế kể trên là một quyết định có tính rủi ro cao vì nhiều lý do, lý do lớn nhất có lẽ là bạn không có đủ thời gian để chuẩn bị cho quyết định đó. Bởi vì nhảy việc sẽ kéo theo sau đó có nhiều vấn đề phát sinh mà nếu không chuẩn bị trước bạn sẽ gặp rắc rối.
1. Có sẵn sàng với anh “kỹ năng” chưa?
Khi quyết định chuyển sang một nơi làm việc khác, “miễn chỉ cần không phải ở đây là được”. Bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống với nhiều điều mới lạ và đầy thử thách.
Ở mỗi vị trí làm việc trên thị trường lao động đa số đều cần một lượng kinh nghiệm nhất định. Vận bạn đã đủ kinh nghiệm hay chưa? Kinh nghiệm ở đây không phải là số thời gian bạn đã đi làm. Mà quan trọng ở đây, kinh nghiệm chính là những gì bạn đã làm được trong quá chứ, và bạn có thể tự tin sử dụng những kỹ năng đó để mang đến vị trí công việc ở tương lai hay không?
Ở mỗi vị trí công việc trong thị trường lao động, ngoài việc bán đi sức lao động, đem lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và thu lại mức thù lao hợp lý với công sức mình bỏ ra. Thì đó cũng là một nơi tuyệt vời để chính người lao động học tập, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Ngoài những lý do mâu thuẫn cá nhân hay không hài lòng về chế độ chính sách, bạn cũng có thể đưa ra quyết định nhảy việc khi vị trí việc làm không cho bạn cơ hội để phát triển bản thân, không có cơ hội để bạn rèn luyện và phát huy kỹ năng, điểm mạnh của mình thêm nữa. Tuy nhiên nếu ở vị trí hiện tại, bạn chưa học hỏi hết những kỹ năng có thể học hỏi, chưa “chạm trần” về mặt kỹ năng, kiến thức thì đừng vội nhảy việc.
2. « Nhảy » nhiều có ảnh hưởng tới kế hoạch cá nhân hay không?
« Người trẻ không ngại nhảy việc, họ chỉ cần lý do thôi »
Thật vậy, với thị trường lao động sôi nổi hiện nay, quyết định nhảy việc được đưa ra đôi khi rất nhanh chóng mà không cân nhắc sự thiệt hơn. Khó chịu với sếp, nhảy việc. Không thích đồng nghiệp, nhảy việc. Công việc áp lực, nhảy việc… Có hàng trăm lý do để người lao động quyết định « cao chạy xa bay » bởi vì họ tin rằng ở thị trường lao động vẫn có nhiều nơi đón nhận họ.
Điều đó không sai, tuy nhiên khi nhảy việc vội vàng nó có thể khiến cuộc sống của bạn bị chệch hướng. Mỗi một người khi đi làm, thông thường sẽ có những hoạch định riêng cho cá nhân để phát triển sự nghiệp, ở đó công việc ở mỗi giai đoạn đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp đó. Việc đưa ra quyết định nhảy việc vội vàng, có thể khiến bạn mất thời gian, công sức để tìm lại một công việc phù hợp, công ty phù hợp, người sếp phù hợp và làm ảnh hưởng tới hoạch định cá nhân của riêng mình.
3. Giá trị cống hiến tỉ lệ thuận với sự luyến tiếc khi chia tay
Khi đi qua bất kì môi trường nào, điều quan trọng nhất khi ra đi là những gì bạn để lại. Nếu bạn ra đi và để lại những nuối tiếc, lưu luyến thì bạn đã có một chuyến phiêu lưu thành công. Ngược lại, khi bạn ra đi mà không để lại những giá trị thặng dư quan trọng cho công ty, không để lại sự lưu luyến nhất định cho bạn bè, đồng nghiệp thì đó là một chuyến phiêu lưu chưa thành công hoặc cần thêm thời gian để thành công.
Bạn cần thêm thời gian, cần thêm sự cố gắng để cống hiến giá trị thặng dư lao động cho doanh nghiệp, cho xã hội. Bạn cần thêm thời gian để tạo những mối quan hệ gắn bó, khăng khít với đồng nghiệp. Cho đến khi nào bạn thử giả định mình chia tay, và những gì để lại thật sự như đã đề cập ở đầu mục thì đó là lúc bạn có thể « nhảy » được rồi.
4. Đã tìm hiểu thử nhu cầu thị trường lao động hiện tại chưa ?
Nếu như bạn vẫn muốn tham gia thị trường lao động với tư cách là người lao động. Trước khi ra quyết định nhảy việc thì cần phải tìm hiểu trước hiện tại trên thị trường nhu cầu tuyển dụng ra sao ? Số lượng tuyển dụng có nhiều hay không ?
Bằng cách lướt những trang web tìm việc làm như https://nhanlucnganhluat.vn/ để nhận định vấn đề một cách sơ bộ nhất. Nếu cơ hội bạn cảm thấy nhiều thì đó là lúc bạn nên đưa ra quyết định « nhảy » của mình. Còn nếu vì những lý do nào đó khiến nhóm ngành nghề bạn đang theo đuổi không có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao thì bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình.
-
Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động có thể tố giác đến Cơ quan công an hay không? Trường hợp nào được xem là sa thải trái pháp luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động cần làm gì nếu muốn nhảy việc trước Tết? Nếu người lao động nghỉ việc mà không đúng quy định thì sẽ có hậu quả gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Kinh nghiệm “phòng thân” khi nhảy việc
Cập nhật 2 năm trước -
05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết
Cập nhật 1 năm trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 2 tháng trước -
Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh?
Cập nhật 3 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 5 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 6 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 5 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 1 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 2 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 3 ngày trước