Ở Việt Nam một người đàn ông có được cho tinh trùng nhiều lần?
Thông tin 1 người đàn ông gốc Việt tên Alan Phan 'cho giống' tận 23 người phụ nữ Úc xuất hiện trên báo hôm nay đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì không biết điều này có đúng quy định nước ngoài hay không. Hãy cùng Nhân Lực Ngành Luật tìm hiểu quy định về việc hiến tặng và nhận tinh trùng, noãn, phôi ở Việt Nam nha.
>> Mua bán bán tinh trùng là vi phạm pháp luật
>> Quy định hiến tặng tinh trùng, noãn, làm sao để tránh kết hôn cận huyết?
Con cái luôn là những điều thiêng liêng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng có con bằng phương pháp tự nhiên. Vì vậy, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp hỗ trợ sinh con không phải bằng phương pháp tự nhiên, ngày 28/01/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Nghị định 10/2015/NĐ-CP ban hành đã tạo hành lang pháp lý, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thụ tinh trong ống nghiệm cũng như mang thai hộ vốn đã tồn tại trong thực tế từ lâu nay mà chưa được kiểm soát.
Việc hiến tặng và nhận tinh trùng, noãn, phôi được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
– Việc cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện: Người cho và người nhận tự nguyện muốn cho và nhận, không ai được phép lừa dối hay ép buộc.
– Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
1. Quy định về việc hiến tặng tinh trùng, noãn
– Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
– Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
– Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
=> Như vậy mỗi người chỉ được cho tinh trùng, noãn của mình 1 lần duy nhất thế nên nếu anh chàng Alan Phan mà ở Việt Nam thì hành động "cho giống" 23 lần làm là vi phạm pháp luật.
2. Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
– Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
– Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
– Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
+) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
– Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
-
Tất tần tật quy định về quy định hưởng án treo 2022
Cập nhật 2 năm trước -
Đánh ghen: Mất nhiều hơn được
Cập nhật 3 năm trước -
Những câu thả thính đậm chất dân học luật
Cập nhật 2 năm trước -
Từ vụ nữ sinh tự tử ở An Giang vì uất ức đến chuyện nhà trường khiển trách kỷ luật học sinh sao cho đúng luật
Cập nhật 3 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 16 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 16 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước