Như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến trong bảo hiểm y tế?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại bảo hiểm sức khỏe, theo đó người mua sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí thuốc men. Khi thăm khám chữa bệnh chúng ta hay bắt gặp thuật ngữ bảo hiểm trái tuyến, vượt tuyến vậy hiểu như thế nào cho đúng về vấn đề vượt tuyến, trái tuyến trong BHYT?
Trong các văn bản pháp luật đều quy định rõ các trường hợp bảo hiểm vượt tuyến. trái tuyến kèm theo đó là quyền lợi hưởng BHYT cũng khác nhau
BHYT trái tuyến
Là trường hợp đến cơ sở KCB không đúng với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu đã đăng ký, nhưng cơ sở KCB đó cùng cấp (có thể là cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) với cơ sở KCB BHYT ban đầu đã đăng ký.
KCB BHYT vượt tuyến
Là trường hợp đến cơ sở KCB không đúng với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu đã đăng ký, nhưng cơ sở KCB đó thuộc tuyến trên so với cơ sở KCB BHYT ban đầu đã đăng ký. Ví dụ: Bạn đăng ký KCB BHYT bệnh viện A thuộc tuyến huyện, nhưng khi lại đến KCB tại bệnh viện B thuộc tuyến tỉnh, hoặc bạn đăng ký KCB BHYT bệnh viện A thuộc tuyến xã, nhưng khi lại đến KCB tại bệnh viện B thuộc tuyến huyện.
Mức hưởng BHYT trong trường hợp vượt tuyến, trái tuyến
Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 đã quy định rõ về mức hưởng BHYT cụ thể:
…
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
-
Bảo hiểm y tế có thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người dân?
Cập nhật 1 năm trước -
Ứng dụng VssID và những điều người tham gia BHXH cần biết
Cập nhật 1 năm trước -
Những chính sách mới nổi bật tháng 04/2021
Cập nhật 1 năm trước -
Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Cập nhật 1 năm trước -
03 Loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp hiện nay
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Công việc của Công chứng viên là gì? Có thể làm việc ở đâu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 6 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 6 ngày trước -
Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 11 giờ trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 13 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 20 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 17 ngày trước