05 điều cần lược bỏ để có một CV ấn tượng

Nếu coi đi làm là đi bán sức lao động, sức lao động chính là thứ hàng hóa mà bạn có và muốn bán. Thì chiếc CV chính là một mẫu chào hàng. Để bán được hàng, bán được giá tốt thì điều bạn cần có phản là một mẫu chào hàng ấn tượng. Để có một CV ấn tượng bạn cần phải lược bỏ bớt một số mục không quan trọng dưới đây.

1. Điểm học tập không “đẹp”

Có một sự thật khi đi làm là bạn tốt nghiệp trường nào không quan trọng, điểm số bao nhiêu không quan trọng, miễn bạn làm được việc là được. Tuy nhiên, khi chào “món hàng” là sức lao động, bạn không thể chứng minh ngay được khả năng làm việc của mình, bạn không thể chứng minh ngay được năng lực thật sự bằng văn bản.

Nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá sơ bộ năng lực của bạn bằng những thông tin mà bạn cung cấp, trong đó điểm số, kết quả học tập là thứ mà họ sẽ lưu ý. Tuy nhiên không phải ai cũng có một bảng điểm đẹp, không phải ai cũng có kết quả học tập tốt. Mặc dù năng lực làm việc bạn tốt, nhưng điểm số bạn không cao, không đẹp thì không nên thể hiện trên CV. Điều đó chỉ góp phần cho nhà tuyển dụng có những đánh giá sơ bộ không đúng về năng lực cá nhân của bạn. Hơn nữa, việc bạn không để điểm số chi tiết, kết quả học tập lên CV không phải là điều mà nhà tuyển dụng quá lưu tâm. Nên nếu những thông tin về điểm số không tốt, bạn không nên thể trên trên CV của mình.

2. Những thông tin về quá trình học tập thời phổ thông

Nhà tuyển dụng sẽ không quán quan tâm vào việc trước đây bạn học tiểu học ở đâu, học trung học cơ sở như thế nào, học trung học phổ thông ra sao. Cho nên bạn không cần liệt kê thông tin này trên CV, điều đó chỉ làm mất thời gian và CV lại bị chiếm đất không cần thiết. Bạn nên dành đất để thể hiện những thông tin khác quan trọng hơn.

3. Mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân

Sự thật khi đi tìm việc, rất có thể bạn sẽ phù hợp với một công việc nào đó ngoài “mục tiêu nghề nghiệp” của bạn. Khi tiếp cận thông tin và khi bắt tay vào làm thì bạn mới nhận ra bạn phù hợp với nó mặc dù nó chẳng liên quan gì đến mục tiêu nghề nghiêp của bạn cả.

Cho nên khi thể hiện mục tiêu nghề nghiệp trên CV, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận vào và đánh giá. Cho dù bạn có thật sự phù hợp với công việc mà họ đang cần tuyển đi nữa, thì họ sẽ có sự phân vân. Không biết với một người có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng mà lại đi làm công việc không liên quan gì đến mục tiêu đó bạn có sự gắn bó hay cam kết nào với họ hay không. Những mối nghi ngại về việc bạn nhảy việc đột ngột, tìm đến những công việc phù hợp với “mục tiêu nghề nghiệp” của mình sẽ khiến họ không chọn bạn để làm công việc mà họ cần.

4. Những thông tin mang tính cá nhân:

- Quan điểm chính trị;

- Tôn giáo;

- Sắc tộc.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì 03 vấn đề trên luôn là 03 vấn đề nhạy cảm và tốt nhất không nên nói ra, không nên tranh cãi. Và càng không nên thể hiện lên CV của mình.

5. Những kỹ năng hiển nhiên ai cũng có:

Trong thời đại số, những kỹ năng như vi tính văn phòng, giao tiếp… là những kỹ năng đòi hỏi mỗi người ai cũng phải tự trang bị. Chính vì vậy, bạn không cần phải thể hiện những kỹ năng đó lên CV, thay vào đó bạn giành phần trống để thể hiện ra những kỹ năng, tố chất đặc biệt của cá nhân mình sẽ tốt hơn.

 

 

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.597