Cách tích lũy kinh nghiệm hành nghề cho sinh viên ngành Luật

(có 1 đánh giá)

Ngày nay hầu hết công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự đều yêu cầu, hoặc ưu tiên người có kinh nghiệm. Thế nhưng nghiệm đối với những bạn sinh viên mới ra trường là vấn đề khá khó khăn vậy làm cách nào để tích lũy kinh nghiệm hành nghề ngay cả khi còn ngồi trên giảng đường.

Đi thực tập

Chắc chắn rồi, đây là một cách tích lũy kinh nghiệm hữu dụng và thực tế nhất. Tuy nhiên không phải là thời hạn thực tập 2 tháng như yêu cầu thực tập của nhà trường cũng không cần phải đợi đến kỳ thực tập mới bắt đầu tìm cơ sở thực tập mà hãy chủ động tìm công ty, thực tập tích lũy kinh nghiệm.

Năm 03 đại học có thể là khoảng thời gian vừa ổn để các bạn sinh viên nghĩ đến việc đi thực tập vì lúc này lượng kiến thức dung nạp đã nhiều, đã đủ hiểu ngành học môn học mình đang theo đuổi chứ không còn “non nớt” như năm 01, năm 02. Năm 03 đại học thực tập sẽ tiếp cận thực tế nhiều hơn tích lũy kinh nghiệm dày dặn hơn tạo tiền đề cho công việc chính thức sau này.

Các công việc trong một dự án

Đây có thể là một vị trí mà ít bạn sinh viên nghĩ đến nhưng người trẻ hiện nay rất tài, khá nhiều bạn vừa học vừa làm như kinh doanh, mở cơ sở,… Một dự án có thể lớn hoặc nhỏ từ người thân, bạn bè của bạn và hãy tham gia nó với tư cách phụ trách về mặt pháp lý. Vì ít nhiều nó cũng liên quan đến các loại giấy tờ văn bản pháp lý khác nhau và bạn cũng sẽ tiếp cận thực tế được.

Cách tích lũy kinh nghiệm hành nghề cho sinh viên ngành Luật

Cách tích lũy kinh nghiệm hành nghề cho sinh viên ngành Luật (Hình từ internet)

Tham gia các câu lạc bộ về lĩnh vực pháp luật

Chắc chắn các trường đại học đào tạo ngành luật thì sẽ đều có những câu lạc bộ về chuyên ngành do các bạn sinh viên lập ra dưới sự chỉ đạo của đoàn khoa, hãy tham gia trở thành thành viên của CLB này đểu có thể sinh hoạt, chia sẻ kiến thức chuyên môn, tâm sự của những anh chị khóa trên về chuyện học, chuyện thi, chuyện đi thực tập,…

Ngoài ra nhiều CLB còn tổ chức công tác tình nguyện, hoạt động cộng đồng như là đoàn tình nguyện tư vấn pháp luật miễn phí hay là admin của một fanpage về pháp luật giải đáp thắc mắc,… Việc tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc với nhiều người cũng sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quý giá. Ngoài ra, việc tham gia các công tác vì cộng đồng cũng làm một điểm sáng trong CV xin việc của bạn sau này.

Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa

“Phiên tòa giả định” bạn đã từng nghe đến cụm từ này chưa? Hoạt động ngoại khóa này khá thú vị và được sinh viên luật hưởng ứng rất nhiệt tình. Bạn sẽ hóa thân và các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư,… để có thể tái hiện lại một phiên tòa dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Ngoài ra bạn cũng nên tham dự các phiên tòa xét xử công khai để xem những người đảm nhận vị trí cụ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.

Nên tham gia thêm các cuộc thi pháp lý để rèn luyện kỹ năng của mình. Kinh nghiệm làm việc nhóm, xử lý vấn đề pháp lý và tranh luận sẽ là những kỹ năng vô cùng có giá trị đối với bất kỳ một người học luật nào.

Vậy mới nói không phải chỉ ra trường đi làm mới có kinh nghiệm. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và chắc chắn CV của bạn sẽ “xịn – đẹp” lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Việc làm Thực tập ngành Luật

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.900 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh