Ngành luật và cơ hội việc làm trong tương lai
Em muốn theo học ngành luật vì nghe nói ngành này có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tại nhiều vị trí khác nhau. Vậy những việc làm ngành luật nào em có thể tiếp cận trong tương lai? (Cẩm Hồng - Gia Lai)
Rất nhiều người khi nhắc đến ngành luật, học luật sẽ nghĩ ngay là sau này ra trường làm luật sư. Thực tế không phải vậy. Ngành luật cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến việc phân tích, sử dụng và áp dụng pháp luật sao cho phù hợp. Có kiến thức về pháp luật, người học có thể áp dụng trong nhiều ngành nghề, bởi ngành nghề nào cũng cần đến pháp luật, không chỉ là luật sư.
Xem thêm: Ngành Luật là gì? Khó khăn khi học luật và cơ hội nghề nghiệp
Sau đây là một số ngành nghề chủ yếu mà sinh viên luật có thể tìm hiểu và đặt mục tiêu khi theo học ngành luật trong tương lai:
1. Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên
Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến khi nhắc đến ngành luật.
Những công việc, chức danh này sẽ có quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có đủ tiêu chuẩn của luật sư: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
- Phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư: Tốt nghiệp cử nhân luật, có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư…
- Gia nhập một Đoàn luật sư.
(Điều 10, 11 Luật Luật sư 2006)
2. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước
Hiện nay, có rất nhiều vị trí trong cơ quan nhà nước yêu cầu các ứng viên phải có bằng cử nhân luật hoặc đã được đào tạo về luật.
Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các đợt tuyển dụng công chức và có không ít cử nhân luật lựa chọn theo con đường này. Đây cũng là một cơ hội việc làm để người học luật áp dụng được pháp luật trong công cuộc xây dựng đất nước, quản lý xã hội.
3. Pháp chế doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, công việc nào thì cũng cần liên quan đến pháp luật. Chính vì thế trong các doanh nghiệp lớn nhỏ luôn có một bộ phận chuyên về pháp chế doanh nghiệp, tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp.
Đây cũng là một cơ hội việc làm ngành luật mà nhiều bạn trẻ chọn lựa, bởi tính năng động và các mức lương hậu hĩnh. Vì việc làm trong bộ phận pháp chế của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó, nên đòi hỏi đội ngũ tư vấn phải có chuyên môn cao, tất nhiên mức thù lao cũng phải xứng đáng với trình độ và công sức mình bỏ ra.
Ngoài các doanh nghiệp, người học ngành luật cũng có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với hợp đồng, đầu tư, xử lý nợ.. nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn cần những đội ngũ pháp chế để rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu, bảo đảm những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Không những thế, các ngân hàng thường có các phòng/ban khác ngoài pháp chế mà phải dùng đến nhân sự ngành Luật như: đầu tư, doanh nghiệp, thu hồi nợ, tố tụng…
4. Công chứng viên
Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là ứng viên cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.
Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
5. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Thư ký luật sư,…
Chấp hành viên, Báo cáo viên pháp lý, Thư ký tòa án, Thư ký luật sư,… là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nhưng điều quan trọng là các ngành nghề này đều đòi hỏi có chuyên môn từ cơ bản đến chuyên sâu về pháp luật thì mới có thể hành nghề ổn định và lâu dài.
…
Trên đây là một số việc làm ngành luật mà các bạn sinh viên, cử nhân có thể tham khảo. Tùy vào đam mê và điều kiện của bản thân để chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình. Các bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều vị trí việc làm, nhà tuyển dụng khác nhau tại website Nhân Lực Ngành Luật: https://NhanLucNganhLuat.vn/
-
Những cách kiếm việc làm hiệu quả không lo thất nghiệp
Cập nhật 2 năm trước -
Tìm việc làm ngành luật ở đâu?
Cập nhật 2 năm trước -
Sinh viên Luật và chuyện tìm việc làm ngành Luật khi tốt nghiệp
Cập nhật 2 năm trước -
Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn
Cập nhật 1 năm trước -
Tìm việc làm ngành Luật dễ hay khó?
Cập nhật 2 năm trước -
Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
Cập nhật 2 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 11 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 11 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 16 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước