Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật

(có 3 đánh giá)

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) được hiểu là định hướng, mong muốn mà người ứng tuyển muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Thông thường nhà tuyển dụng rất muốn nghe các ứng viên trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình vì đây là phần vô cùng quan trọng. Hãy để NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật trong CV nhé.

Ngành Luật là ngành học khá rộng nên tùy vào vị trí làm việc mong muốn bạn cần thể hiện mục tiêu nghề nghiệp khác nhau để NTD hiểu rõ được định hướng tương lai của bạn có phù hợp với lộ trình phát triển công ty hay không.

Nhiều bạn ứng viên lầm tưởng rằng mình mới ra trường còn chưa biết được công ty này nhận hay không mà đã đề cập mục tiêu nghề nghiệp thì hơi quá sức hay có nhiều bạn ngây thơ hơn ghi thẳng trong CV là mục tiêu nghề nghiệp của em là được làm việc lâu dài ở quý công ty. Hay có các loại mục tiêu nghề nghiệp chung chung như: Em muốn gắn bó lâu dài để phát triển bản thân.

Thế nhưng những câu trả lời này hầu hết đều không làm hài lòng NTD. Vậy nên hãy cụ thể hóa mục tiêu hơn nữa.

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật (Hình từ internet)

Mục tiêu nghề nghiệp các bạn định hướng làm Luật sư

Các bạn sinh viên có định hướng làm Luật sư thường sẽ tìm các vị trí công việc như Thư ký Luật sư, Nhân viên pháp chế, Nhân viên pháp lý. Thế nên khi ứng tuyển vào các vị trí này bạn cần nêu rõ bạn sẽ học luật sư trong bao lâu, dự kiến khi nào xong. Dự định của bạn là làm văn phòng luật hay trở thành luật sư làm việc tại phòng chế tại các doanh nghiệp. Bạn phải thể hiện dự định mong muốn thì doanh nghiệp, cơ quan mới biết nơi này có phù hợp với bạn hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp các bạn định hướng làm Luật sư

Mục tiêu nghề nghiệp các bạn định hướng làm Luật sư (Hình từ internet)

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm Công chứng viên

Công chứng viên là chức danh tốn khá nhiều thời gian nên khi ứng tuyển vào các vị trí Thư ký phòng công chứng tương tự như định hướng học Luật sư thì bạn cũng phải thể hiện rõ mình sẽ học Công chứng trong bao lâu. Định hướng công việc trở thành Công chứng viên thì sẽ thực tập gắn bó tại các văn phòng công chứng khoảng 5 năm thì mới hành nghề. Bạn mong muốn bản thân giỏi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn ra sao.

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm Công chứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm Công chứng viên (Hình từ internet)

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn muốn đảm nhận vị trí Nhân viên pháp chế,…

Pháp chế văn phòng là việc làm khá hot và nhiều bạn sinh viên Luật định hướng trở thành. Vậy nên trong mục tiêu nghề nghiệp bạn cần phải hoạch định rõ kế hoạch của mình. Bạn cần phát huy học hỏi thêm thế mạnh nào trong lĩnh vực pháp luật. Có dự định học lên Thạc sĩ hay học thêm lớp đào tạo Luật sư hay không. Đó chính là mục tiêu bạn cần làm để bổ trợ cho công việc của bạn cũng như là mục tiêu nghề nghiệp trở thành gì trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn muốn đảm nhận vị trí Nhân viên pháp chế,…

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn muốn đảm nhận vị trí Nhân viên pháp chế,… (Hình từ internet)

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm việc trong các doanh nghiệp – làm trái ngành

Như tôi đã đề cập ở trên rằng ngành luật rất rộng mở và sinh viên luật ra trường đi làm đảm nhận được nhiều vị trí khác nhau ở các khối ngành liên quan. Ví dụ làm nhân sự thì mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải xác định rõ bạn có gắn bó với nghề hay không, sẽ dự định học thêm các khóa học nâng cao về nghề này hay không,… đó chính là mục tiêu mà bạn cần đề cập trong CV của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm việc trong các doanh nghiệp - làm trái ngành

Mục tiêu nghề nghiệp đối với các bạn làm việc trong các doanh nghiệp - làm trái ngành (Hình từ internet)

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
5.679