Tuyển dụng Pháp chế và những điều lưu ý dành cho người lao động

(có 3 đánh giá)

Tuyển dụng pháp chế là một trong những tin tuyển dụng được các ứng viên trong ngành Luật quan tâm hàng đầu trong những đợt tuyển dụng. Với những lý do khác nhau, pháp chế trở thành một nghề ưa thích của sinh viên Luật

Tuyển dụng pháp chế có gì mà được người lao động ngành Luật quan tâm?

Trong bối cảnh ngành Luật đang đào tạo ra rất nhiều Cử nhân Luật mỗi năm, khiến tỉ lệ sinh viên thất nghiệp trong ngành cao thứ 04 trong các nhóm ngành nghề thì việc tìm được một việc làm đúng ngành nghề mình học là một điều may mắn. Tuy nhiên sự may mắn đó chắc chắn phải là kết quả của rất nhiều sự cố gắng của 04 năm ngồi trên ghế giảng đường.

Xem thêm: Tại sao cử nhân Luật nói riêng và Cử nhân nói chung khó tìm được việc làm ưng ý?

Bên cạnh các nhóm ngành nghề được cho là phổ biến như Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại hay thi công chức vào Tòa án , Viện kiểm sát… thì tuyển dụng pháp chế được cho là có sự hấp dẫn hơn cả. Hiện nay không có một văn bản quy định nào về nghề “pháp chế” cả, mà nghề này được hình thành dựa trên nhu cầu xã hội, do các doanh nghiệp ngày càng cần nguồn nhân lực để giải quyết các công việc pháp lý thường xuyên mà không phải thuê ngoài nên nghề “pháp chế doanh nghiệp” được hình thành và phát triển cùng thị trường lao động.

Tuy nhiên tỉ lệ chọi trong nhóm nghề này khá cao, bởi chỉ có các doanh nghiệp có các công việc pháp lý phát sinh thường xuyên thì mới cần đến bộ phận pháp chế. Chỉ có những doanh nghiệp vừa, hoặc doanh nghiệp lớn mới có những vấn đề pháp lý phát sinh thường xuyên. Không những vậy, những phòng pháp chế trong các doanh nghiệp cũng thường không có quá nhiều nhân sự. Chính vì vậy, để có một vị trí việc làm ở bộ phận pháp chế đòi hỏi nhiều yếu tố, may mắn, tố chất và sự phù hợp.

Đương nhiên với tỉ lệ chọi cao, nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho nên mức lương, đãi ngộ đối với những vị trí pháp chế thường cũng sẽ khá tốt và sẽ cao hơn các ngành nghề khác như công chứng, Luật sư… (xét dưới khía cạnh ứng viên là cử nhân Luật mới ra trường từ 1 - 2 năm).

Tuyển dụng Pháp chế và những điều lưu ý dành cho người lao động. (Hình từ internet)

Một số đặc điểm của nghề pháp chế

  • Không giống như những ngành nghề Luật khác, nghề pháp chế không hề được quy định thành một nghề trong lĩnh vực tư pháp. Nó được hình thành dựa trên nhu cầu của xã hội.
  • Nghề pháp chế có mức lương trung bình thường cao hơn các nhóm ngành nghề khác trong lĩnh vực pháp lý.
  • Nghề pháp chế không chỉ cần giỏi kiến thức pháp lý. Đôi khi kiến thức pháp lý chỉ là phụ, sự nhạy bén và chủ động trong công việc mới là yếu tố quyết định sự thành bại.
  • Pháp chế không chỉ là người giải quyết các công việc pháp lý. Vì là vị trí công việc được hình thành dựa trên nhu cầu xã hội, việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự là tự do thỏa thuận giữa các bên nên đôi khi một nhân viên pháp chế phải thực hiện những trách nhiệm công việc khác, thậm chí là không liên quan tới pháp luật như tiếp khách, giải quyết các vấn đề hành chính…

Xem thêm: Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp

Tiêu chuẩn để trở thành một nhân viên pháp chế

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật là yếu tố bắt buộc. Có chứng chỉ hành nghề Luật sư là một lợi thế trong công việc khi công ty có phát sinh hoạt động tố tụng có liên quan
  • Có kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc có kinh nghiệm công tác trong các hãng luật từ 1 – 2 năm
  • Khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt
  • Giao tiếp tốt, tự tin, linh hoạt trong công việc
  • Thành thạo tin học văn phòng
  • Cẩn thận, trung thực và nhiệt tình trong công việc.

Việc làm Pháp chế doanh nghiệp

(có 3 đánh giá)
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.927 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm pháp chế
Click vào đây để xem danh sách Việc làm pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm pháp chế
Việc làm mới nhất